Kích hoạt não bộ

KHÁM PHÁ NÃO BỘ CON NGƯỜI

NÃO NGƯỜI NẶNG BAO NHIÊU?

Bộ não con người nặng khoảng 1,4 kg và chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể con người. Trung bình, não của nam giới lớn hơn khoảng 10% so với não của nữ giới, theo Northwestern Medicine ở Illinois . Nam giới trung bình có thể tích não gần 78 inch khối (1.274 cm khối), trong khi não trung bình của phụ nữ có thể tích 69 inch khối (1.131 cm khối). Đại não, là phần chính của não nằm ở khu vực phía trước của hộp sọ, chiếm 85% trọng lượng của não.

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ KHÁC VỀ NÃO BỘ

  • Bộ não của con người có kích thước tăng gấp ba lần trong năm đầu tiên của cuộc đời và đạt đến độ trưởng thành hoàn toàn vào khoảng 25 tuổi.
  • Bộ não con người có thể tạo ra 23 watt điện – đủ để cung cấp nhiên liệu cho một bóng đèn nhỏ.
  • Chỉ để một tỷ lệ nhỏ các tế bào phát tín hiệu trong một thời điểm và luân phiên với nhau, điều này giúp sử dụng ít năng lượng nhất nhưng mang nhiều thông tin nhất, đồng thời cũng giúp não có thời gian luân phiên nghỉ ngơi vì phần lớn não bộ của chúng ta đều trải qua một quá trình làm việc gần như liên tục trong suốt 24h.
    Và điều này cũng giải thích lý do tại sao làm nhiều việc một lúc là không khôn ngoan. Đơn giản là vì chúng ta không đủ năng lượng để làm 2 việc một lúc chứ đừng nói 3 hay 5. Khi cố làm vậy, chúng ta làm mỗi việc kém hơn so với khi tập trung giải quyết cho xong từng việc một.

GIẢI PHẪU NÃO NGƯỜI

Bộ não con người được chia làm 2 bán cầu. Mỗi bán cầu bao gồm bốn thùy: trán, đỉnh, thái dương và chẩm. Bề mặt gợn sóng của đại não được gọi là vỏ não. Bên dưới đại não là thân não, và đằng sau đó là tiểu não.

Thùy trán rất quan trọng đối với các chức năng nhận thức, chẳng hạn như suy nghĩ và lập kế hoạch trước, và kiểm soát chuyển động tự nguyện. Thùy thái dương tạo ra ký ức và cảm xúc. Thùy đỉnh tích hợp đầu vào từ các giác quan khác nhau và rất quan trọng cho việc định hướng và điều hướng không gian. Quá trình xử lý thị giác diễn ra ở thùy chẩm, gần mặt sau của hộp sọ.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NÃO TRÁI VÀ NÃO PHẢI LÀ GÌ?

Theo lý thuyết, hai bán cầu não có những chức năng khác nhau. Bán cầu não trái thiên về khả năng nói, phân tích và thứ tự hơn bán cầu não phải. Bán cầu não trái sẽ thực hiện các việc như đọc, viết và tính toán.

Ngoài ra, bán cầu não trái còn có liên quan đến: Logic, Trình tự, Suy nghĩ tuyến tính, Toán học, Vận động tinh, Suy nghĩ bằng lời nói

Bán cầu não phải thì tác động đến trực quan, sáng tạo và suy nghĩ ít có tổ chức hơn. Bán cầu não phải được cho là có liên quan đến các chức năng sau: Tưởng tượng, Trực quan, Nghệ thuật, Tư duy toàn diện, Các tín hiệu phi ngôn ngữ, Vận động thô, Hình dung cảm xúc, Mơ mộng

Vậy có phải là có người “thuận” não bên này hơn não bên kia hay không?

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và sau 2 năm, đưa ra kết luận rằng, không có bằng chứng chứng minh cho giả thuyết trên. Hình ảnh cộng hưởng từ của 1000 người cho thấy, não bộ con người không “thuận” bên nào cả. Hai bán cầu não được kết nối với nhau bằng một bó các sợi thần kinh và tạo ra một đường truyền thông tin. Mặc dù 2 bán cầu não hoạt động khác nhau, nhưng chúng sẽ phối hợp và hoàn thiện chức năng của nhau. Bạn sẽ không sử dụng một bán cầu não được.

Khi bạn thực hiện các hoạt động, cho dù đó là hoạt động logic hay sáng tạo, bạn sẽ tiếp nhận thông tin từ cả 2 bán cầu não. Ví dụ, não trái sẽ giúp bạn nhận ra ngôn ngữ, nhưng não phải sẽ giúp bạn hiểu cấu trúc và tông giọng của một người. Não trái sẽ giúp xử lý các thông tin toán học thì não phải sẽ giúp xử lý các thông tin liên quan đến việc so sánh và ước lượng. Các đặc điểm về tính cách, sở thích hoặc phong cách học tập không liên quan đến việc bạn “thuận” não bên nào.

Brain infographics in two hemispheres with different thoughts

KÍCH THƯỚC NÃO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRÍ THÔNG MINH KHÔNG?

Đối với con người, kích thước não không chỉ ra mức độ thông minh của một người. Một số thiên tài trong lĩnh vực của họ có bộ não nhỏ hơn mức trung bình, trong khi những người khác có bộ não lớn hơn mức trung bình, theo Christof Koch , nhà khoa học thần kinh và là chủ tịch của Viện Khoa học não bộ Allen ở Seattle.

Lý do đằng sau trí thông minh của con người, một phần, là các tế bào thần kinh và các nếp gấp. Con người có nhiều tế bào thần kinh trên một đơn vị thể tích hơn các loài động vật khác và cách duy nhất để chúng có thể phù hợp với cấu trúc phân lớp của não là tạo ra các nếp gấp ở lớp ngoài, hoặc vỏ não, Tiến sĩ Eric Holland, nhà giải phẫu thần kinh và nhà sinh học ung thư tại Fred cho biết. Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Hutchinson và Đại học Washington.

Con người cũng có thùy trán lớn nhất so với bất kỳ loài động vật nào, Holland nói. Ông nói: Các thùy trán có liên quan đến các chức năng cấp cao hơn như tự kiểm soát, lập kế hoạch, logic và suy nghĩ trừu tượng – về cơ bản, “những thứ khiến chúng ta trở thành con người đặc biệt”.

Não bạn vốn dĩ đã rất mạnh mẽ và thông minh. Mạnh mẽ nên cần rất nhiều năng lượng để duy trì sức mạnh và đủ thông minh để lập kế hoạch tiêu thụ năng lượng một cách thật sự hiệu quả vì vậy hãy chăm sóc chúng thật tốt vào nhé!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÍCH HOẠT CÁC VÙNG CHỨC NĂNG CỦA NÃO BỘ?

Não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi và suy nghĩ. Bộ não con người bao gồm các vùng chức năng khác nhau như nhận thức, suy nghĩ, hành động, thính giác và thị giác. Dựa vào cơ chế hoạt động mà bộ não mà được chia làm 2 phần là Não Trái ( Phân tích, Chi tiết) và Não Phải ( Sáng tạo, Tổng quan) với các chức năng như sau: Nhận thức Nội sinh, Nhận thức Ngoại sinh, Tư duy lý luận, Tư duy suy diễn tưởng tượng, Vận động tinh, Vận động thô, Tạo ra âm ngữ, Lĩnh hội âm thanh, Quan sát chi tiết, Cảm nhận hình ảnh.

Dưới đây là số phương pháp kích hoạt các vùng chức năng của não bộ.

I. Nhận thức Nội sinh

Nhận thức về bản thân, về ngữ cảnh giao tiếp, khả năng hoạch định, quản lý, kỷ luật, tự lập, Tố chất tổ chức và quản trị

Đối với người trưởng thành

  • Cần trau dồi tính hoạch định và lập kế hoạch, đào tạo phương pháp tổ chức ngôn ngữ.
  • Lưu tâm đến quá trình sống của mình. Lập kế hoạch tổng quan về sự nghiệp, tài chính, sức khỏe, tinh thần… trong 5 – 10 năm tới. Thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của mình, phân tích mọi thuận lợi và bất trắc, điều chỉnh định hướng và phương thức cho phù hợp với từng thời điểm.
  • Tạo thói quen suy ngẫm nhiều hơn về giá trị bản thân và cuộc sống.
  • Tạo ra những không gian riêng và thời gian để tự nhìn nhận bản thân mỗi ngày.
  • Tuân thủ cam kết và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì mình làm.
  • Tìm một người bạn tri kỷ có thể chia sẻ những suy nghĩ nội tâm với bạn
  • Tự học những kỹ năng, ngôn ngữ hay môn học nào đó mà mình hứng thú.

Đối với trẻ em

  • Giúp con học cách đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đồng thời phải thường xuyên theo dõi tiến bộ đạt được.
  • Cùng phối hợp với con để lập kế hoạch cho tương lai của trẻ, ví dụ làm gì, làm thế nào, con dự định làm nghề gì, và cần phải thực hiện những gì để đạt được ước mơ của con.
  • Trao đổi nhẹ nhàng với trẻ để trẻ hiểu có nhiều cách giải quyết vấn đề hay hơn căng thẳng về cảm xúc. Giúp trẻ hiểu tranh cãi sẽ có hại như thế nào.
  • Đào tạo cho trẻ biết cam kết và chịu trách nhiệm về lời hứa mà trẻ đưa ra.
  • Tạo thói quen cho con viết nhật ký, ghi chép thông tin để tự kiểm điểm và đánh giá lại bản thân.

II. Nhận Thức ngoại sinh

Nhận thức tinh thần khi giao tiếp, định hướng, tính nhân quả các vận động ngoài bản thân, duy trì tương tác môi trường (nhất là các mối quan hệ xã hội). Tố chất lãnh đạo

Đối với người trưởng thành

  • Xây dựng sự tự tin, tích cực tham gia và học hỏi từ các buổi thảo luận nhóm theo chuyên đề, các diễn đàn trực tuyến, sự kiện. Tham gia nhiều hơn các hoạt động đào tạo, kỹ năng mềm, công tác thiện nguyện, công tác cộng đồng.
  • Tham gia các lớp học về nâng cao kỹ năng tương tác, khám phá tiềm năng của bản thân.
  • Mở rộng kiến thức tổng quát và làm phong phú thêm kinh nghiệm bản thân, bao gồm cả kiến thức về cuộc sống hàng ngày.
  • Tập thói quen chủ động bắt chuyện, hiểu rõ chất lượng của những quan hệ giao tiếp, biết cách tri ân và khen ngợi.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
  • Lên kế hoạch gặp gỡ những người bạn mới mỗi tuần hay mỗi tháng.

Đối với trẻ em

  • Lắng nghe trẻ khi trẻ chia sẻ các câu chuyện đời sống, trường học hoặc bạn bè để hiểu rõ hơn về trẻ thông qua cách trẻ mô tả.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động liên quan đến đào tạo và trại huấn luyện, các tổ chức liên quan đến dịch vụ như chữ thập đỏ và các tổ chức phi lợi nhuận về môi trưởng.
  • Cho trẻ tham gia các buổi chia sẻ và học nhóm để học hỏi từ các hoạt động đội nhóm.
  • Giúp trẻ nhớ tên và xưng hô với mọi người 1 cách lịch sự và đúng phép tắc.
  • Giúp trẻ học cách bày tỏ và lắng nghe.

III. Tư duy lý luận

Năng lực luận lý, cấu trúc ngôn ngữ, tư duy quy luật, logic, kết nối, phân tích, quy nạp. Tố chất tư duy lý luận

Đối với người trưởng thành

  • Tăng cường việc tổ chức ngôn ngữ thông qua chơi trò chơi lập luận quy nạp và các trò chơi logic. (Cờ vua, cờ tướng, puzzle, bóng bàn,….)
  • Trau dồi khả năng phân loại và phân tích, xây dựng các khái niệm về trật tự, trình tự sắp xếp và sự kết hợp.
  • Thực hành cách dùng lý luận và phương pháp phân loại quy nạp để giải quyết vấn đề.
  • Quan sát các nguyên lý hay khái niệm khoa học, tìm ra lý lẽ qua thực nghiệm và quan sát.

Đối với trẻ em

  • Cùng con bạn chơi nhiều trò chơi dòi hỏi phải phán đoán hay động não (giải đố, Domino, Rubik, xếp hình, cờ vua…).
  • Đừng ngăn cản con bạn khi cháu nêu câu hỏi, phải coi trọng câu hỏi và trả lời một cách chân thành và chuẩn xác.
  • Cho con bạn đọc thêm nhiều sách liên quan đến khoa học, lý luận, logic.
  • Khi cùng di mua sắm, hay để con bạn ghi chép và phân biệt chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả… của các đồ vật.
  • Để con bạn trao đối với người khác về thời sự và bất cứ ý tưởng nào về tài chính.
  • Tâp thói quen đào sâu suy nghĩ, lập luận logic trong mọi vấn đề
  • Khi đọc sách, truyện hay xem phim, dừng lại để thử suy đoán kết cục của nó.
  • Luyện tập tính nhẫm đơn giản trong đầu

IV. Tư duy suy diễn tưởng tượng

Khả năng liên tưởng, suy tưởng, tư duy không gian, hình dung không gian 3D, khả năng tái tạo bức tranh không gian chi tiết

Đối với người trưởng thành

  • Sử dụng sự hình dung. Thay vì bạn chỉ đơn giản mơ ước mình có được một tình huống tốt hơn so với những gì đang ở hiện tại, bạn có thể thử hình dung nhìn thấy cụ thể hơn và những cảm giác tương ứng, như: hình ảnh thành công của bạn, cử chỉ của cơ thể, hình ảnh của những người xung quanh ngắm nhìn bạn, nghề nghiệp của bạn và vv…. Càng nhiều chi tiết cụ thể được bạn đưa vào tâm trí sẽ càng có nhiều “cảm giác” để tiềm thức của bạn có thể đánh thức niềm tin. Tạo tâm trạng thoái mái, thư giãn, bước vào trạng thái 7.5 Hz để mơ màng và phát minh.
  • Học hỏi về thế giới xung quanh, chấp nhận những ý tưởng khác thường và học cách nhìn tận sâu vấn đề để hình dung và tưởng tượng ra phương pháp giải quyết

Đối với trẻ em

  • Giúp con tò mò tìm hiểu về thế giới xung quanh. Những điều đó sẽ trở thành kho tàn kí ức và ý tưởng mà con bạn sẽ sử dụng khi cần thiết.
  • Để cho trẻ nhìn sâu vào vấn đề trẻ phải đối mặt và tưởng tượng ra những biện pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đó. Cho trẻ trải nghiệm những hướng đi mới, đừng chấp nhận những gì sẵn có; nếu trẻ thất bại ở một việc nào đó thì hãy để con thử nghiệp cách tiếp cận mới.
  • Giúp con lưu tâm đến những sáng tạo mới mà con có thể làm tốt hơn nữa.
  • Ghi nhận và khen ngợi những ý tưởng của trẻ.

V. Điều phối chi tiết vận động

Sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay (viết, chơi nhạc), các thao tác lắp ráp, quy trình, biểu đạt cảm xúc các cơ trên nét mặt. Kỹ năng vận động tinh.

Đối với người trưởng thành

  • Luyện tập để phát triển và tăng sức chịu đựng của cơ bắp.
  • Tăng cường khả năng phân biệt thông qua việc xúc chạm, sử dụng cả hai tay khi xúc chạm và tiếp xúc với mọi thứ như: đánh máy, thư pháp, đan lát, thêu thùa, vẽ để tăng cường sự phối hợp hài hòa giữa cả 2 bàn tay.
  • Viết thư từ, nhật ký.

Đối với trẻ em

  • Cho con đi học đánh máy, đan lát để tăng cường sự phối hợp hài hoà giữa cả hai bàn tay.
  • Cho con chơi trò vẽ hình trên bãi biển.
  • Khen ngợi con khi cháu có tiến bộ về kỹ năng viết chữ và giúp cháu có được cách viết thích hợp.
  • Chơi đùa với con bằng cách cử động các ngón tay để biểu đạt ý nghĩa trong lời một bài hát.
  • Khuyến khích con tự làm vòng cổ bằng cách xâu các hạt hoặc khuy áo lại với nhau để rèn luyện các ngón tay thêm linh hoạt.
  • Khuyến khích con tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, cắt dán, hội họa, sắp xếp các thiết bị có thiết kế gập,..để trang hoàng cho không gian sống.

VI. Kiểm soát điều khiển vận động

Sự uyển chuyển, nhịp nhàng vận động toàn cơ thể, tổng hợp thông tin từ các giác quan, thể hiện sự ưa thích với vận động cơ thể

Đối với người trưởng thành

  • Quan sát và bắt chước nét mặt, điệu bộ và cử động cơ thể của các diễn giả và nghệ sĩ biểu diễn xem như là một cách để bạn thực hành.
  • Tham gia một vài khóa học ngôn ngữ cơ thể.
  • Tăng khả năng phân biệt xúc giác, kiểm soát tư thế, cảm giác thăng bằng trong cơ thể thông qua học các môn vận động, võ thuật như: Taichi, Jujitsu, Taekwondo, Khiêu vũ, Yoga, leo núi…

Đối với trẻ em

  • Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt cuối tuần.
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, cầu lông,…
  • Giúp con học cách bắt chước nét mặt của người khác, đóng vai, bắt chước động tác của loài vật hoặc các nghệ sĩ biểu diễn.
  • Để trẻ luyện tập với người thân hay bạn bè bằng cách sử dụng các động tác và những ngôn ngữ cơ thể khác để diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình.
  • Giúp trẻ học cách làm huấn luyện viên: dạy hoặc lãnh đạo một nhóm bạn, anh chị em ruột hay các trẻ em khác về một số động tác cơ thể.

VII. Tạo ra âm ngữ

Giải mã âm thanh, định hình ngôn ngữ, tạo ký ức âm thanh và truyền đạt ngôn ngữ qua tiếng nói, ký ức các loại hình ngôn ngữ

Đối với người trưởng thành

  • Đọc sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tìm hiểu về cấu trúc, bố cục văn bản. Làm phong phú thêm vốn từ vựng cho bản thân. Thỉnh thoảng nên kể chuyện.
  • Cố gắng học tiếng nước ngoài bằng cách hát các bài hát nước ngoài hay xem các bộ phim nước ngoài.
  • Quan tâm nhiều tới việc phát âm, lựa chọn từ vựng và lời nói của phát thanh viên hay người dẫn chương trình tivi và ghi âm lại để tự chỉnh sửa và nâng cao các diễn đạt của bản thân.
  • Tham gia câu lạc bộ thơ, văn, viết kịch, viết truyện khi có cơ hội hoặc lập blog, facebook để chia sẻ các bài viết của bản thân

Đối với trẻ em

  • Cho trẻ tham gia trò chơi ghép chữ, ghép từ, đuổi hình bắt chữ,… Vận dụng phương pháp tạo ra nhiều câu bằng một từ.
  • Vận dụng sáng tạo các từ ngữ và câu văn vừa học được để tăng tính phong phú trong văn nói.
  • Đọc cho trẻ nghe một nửa câu chuyện và để cháu đọc tiếp hoặc nghĩ ra đoạn kết; để cho con chủ động suy nghĩ. Cho trẻ nhập vai, kể truyện.
  • Ghi âm lại bài phát biểu hoặc chủ đề của trẻ, sau đó để cháu trao đổi với bạn bè để điều chỉnh phát âm, nội dung, tốc độ nói… Giúp con bạn chú ý hơn đến cách phát âm chuẩn của các phát thanh viên.
  • Giúp trẻ đặt ra một khung thời gian cho việc học ngoại ngữ và cùng gia đình, bạn bè sửa những lỗi phát âm không chuẩn.
  • Khuyến khích trẻ đọc sách thuộc các lĩnh vực khác nhau, tìm hiểu nhiều dạng cấu trúc văn bản khác nhau.
  • Tham gia câu lạc bộ thơ, văn, viết kịch, viết truyện khi có cơ hội hoặc lập blog, facebook để chia sẻ các bài viết của bản thân.

VIII. Cảm nhận qua thính giác

Sự nhạy bén khi cảm nhận các loại âm thanh, nhịp điệu, âm điệu, nhạy cảm với âm nhạc, định vị vật thể qua âm thanh, kết hợp hình ảnh

Đối với người trưởng thành

  • Sự nhạy bén khi cảm nhận các loại âm thanh, nhịp điệu, âm điệu, nhạy cảm với âm nhạc, định vị vật thể qua âm thanh, kết hợp hình ảnh
  • Đào tạo và trau dồi thêm sự tập trung âm thanh. Lắng nghe những giai điệu và nhịp điệu trong tự nhiên (ví dụ, tiếng chim, tiếng côn trùng, tiếng gió và tiếng mưa v.v )
  • Tập nhận giọng nói của những người thân yêu trong gia đình.
  • Tới các buổi hòa nhạc hay rạp hát với gia đình và bạn bè. Cùng gia đình hồi tưởng lại những bài hát và những cảnh cảm động từ một bộ phim.
  • Trước khi thức dậy, thử chơi một số nhạc vui vẻ và chơi một số nhạc nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Dành 1 tiếng mỗi tuần để thưởng thức các loại nhạc khác nhau (jazz, nhạc đồng quê, nhạc cổ điển, nhạc quốc tế, giao hưởng,…)

Đối với trẻ em

  • Cùng con chơi các trò sử dụng giọng nói như đọc thơ, luyện phát âm, các bài hát vần, vè.
  • Cho con bạn nghe tiếng động vật, bắt chước âm thanh và cử động của động vật. Để con lắng nghe các âm thanh xung quanh như tiếng chuông gió, những âm thanh của thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng lá cây xà vào nhau,…và tiếng nói của những người thân yêu ở nhà.
  • Cho trẻ nghe các bài hát ru của các nước để thuận tiện cho việc học ngoại ngữ sau này.
  • Khuyến khích trẻ chơi các trò bịt mắt để giúp mình nghe các âm thanh khác nhau và đoán ra được các âm thanh đó.
  • Cho trẻ đến cửa hàng kinh doanh đĩa nhạc để chọn cho mình những bản nhạc yêu thích.
  • Hát thì thầm cho bé sơ sinh nghe để phát triển sự hứng thú của bé đối với âm nhạc.
  • Tham gia các khóa thanh nhạc, khóa đào tạo chơi nhạc cụ.
  • Khuyến khích con tạo ra âm thanh khác nhau từ các đồ vật như chai nhựa và viên bi, hộp nhựa và kẹo,…
  • Giúp con bạn cùng gia đình hồi tưởng lại những bài hát và những cảnh cảm động từ một bộ phim.
  • Tạo cho con bạn thói quen âm nhạc trong cuộc sống hàng ngày: buổi sáng hãy bật những bản nhạc vui vẻ, con trước khi đi ngủ hãy lắng nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng.

IX. Quan sát có chủ ý

Khả năng tập trung bằng thị giác, ghi nhớ hình ảnh qua quan sát, so sánh hình ảnh,ước lượng khoản cách. Tố chất độc và quan sát

Đối với người trưởng thành

  • Rèn luyện kỹ năng đọc sách.
  • Chủ động quan sát, thể hiện sự quan tâm.
  • Về với thiên nhiên nhiều hơn để tăng cường sự hiểu biết và có cái nhìn sâu sắc. Thiên nhiên là nơi tuyệt vời để Bạn có thể quan sát sự vô tận.
  • Đi du lịch với bạn bè hay gia đình tới những nơi như rừng rậm, bờ biển để quan sát thiên nhiên. Điều này sẽ làm tăng sự am hiểu về thiên nhiên, đồng thời góp phần huấn luyện kỹ năng tư duy một chiều.
  • Tham gia vào các hội thảo nghiên cứu giáo dục về tự nhiên để gia tăng sự thích thú và kiến thức về khoa học.

Đối với trẻ em

  • Dạy cho con quan sát các hiện tượng thiên nhiên như bầu trời sắp mưa, bão, …
  • Giúp trẻ hiểu về động vật, thực vật,…bằng cách sử dụng tranh ảnh, bản đồ. Để con dung kính lúp quan sát các loại thực vật, độ dài thân cây, màu đất…
  • Khuyến khịch trẻ nuôi các động vật nhỏ và ghi lại đặc tính cùng quá trình tang trưởng của chúng.
  • Cho trẻ tham thảo cầm viên, tìm điểm đặc biệt của động vật và hướng dẫn trẻ ghi chép phân loại động vật.
  • Cho trẻ đi du lịch, tham quan ở những nới khác nhau như biển, rừng, bảo tàng,….

X. Cảm nhận qua hình ảnh

Ghi nhận màu sắc, sự chuyển động của vật thể, độ sáng tối, gắn cảm xúc với hình ảnh, cảm nhận cái đẹp.

Đối với người trưởng thành

  • Ghi nhận màu sắc, sự chuyển động của vật thể, độ sáng tối, gắn cảm xúc với hình ảnh, cảm nhận cái đẹp
  • Xây dựng khái niệm về hình dạng và không gian.
  • Thử tham gia các lớp nghệ thuật như là một cách để giải trí và có thể học cách để nâng cao kỹ năng này.
  • Tự thiết kế trang phục cho mình và gia đình, trang trí không gian phòng trong nhà.
  • Tự phát triển khả năng đánh giá phong cách cá nhân và màu sắc trang phục.
  • Đọc tạp chí thời trang, tạp chí du lịch.

Đối với trẻ em

  • Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với hội họa; quan sát ảnh nghệ thuật, các tác phẩm điêu khắc.
  • Cho trẻ quan sát tranh ảnh để kể lại câu chuyện.
  • Khuyến khích trẻ trang trí phòng và các gốc trong nhà.
  • Sưu tầm 1 số đồ vật khác nhau có điểm tương đồng để trẻ tìm ra điểm tương đồng đó.
  • Cho trẻ đánh giá các phong cách trang phục và màu sắc khác nhau.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi có thể dung Flashcard màu sắc và yêu cầu trẻ chỉ ra những màu sắc được yêu cầu.
  • Khuyến khích trẻ đọc tạp chí thời trang và du lịch để phát triển sự nhạy cảm về màu sắc.