Lịch sử nghiên cứu

Sinh Trắc Vân Tay được phát triển bởi các nhà khoa học và các chuyên gia dựa trên những hiểu biết về gen, thai nhi, vân tay, thần kinh và tâm lý, kết hợp với các phương pháp quan sát, theo dõi, so sánh và tổng hợp. Hãy cùng nhau quay về thế kỷ trước, thời gian mà lĩnh vực nghiên cứu về vân tay được hình thành và đã đặt nền móng cho những bước đầu tiên của Ngành khoa học Sinh Trắc Vân Tay từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

-Năm 1892: Francis Galtons(1822-1911) (Em họ của Charles Darwin) là người đầu tiên phát hiện vai trò của vân tay trong lĩnh vực di truyền và sự khác biệt vân tay ở những chủng tộc khác nhau. Ông đã đơn giản hoá việc phân loại vân tay và chia vân tay thành 3 loại lớn: Vân sóng (không có tam giác điểm), vân móc (có 1 tam giác điểm), vân xoáy (có 2 tam giác điểm).


– Năm 1926: Tiến sĩ Harold Cummins (1893-1976) được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay đưa ra lí luận chỉ số cường độ vân tay PI (Pattern Intensity). Giá trị RC, số lượng tam giác điểm, hình dạng vân tay, vị trí hình dạng vân tay ở những ngón tay khác nhau có liên quan đến tiềm năng và trí tuệ của con người. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi. Vào giai đọan trước đó, thai nhi không có dấu vân tay đồng thời não bộ cũng chỉ trong giai đoạn hình thành. Khi thai nhi được 19 tuần tuổi cũng là lúc các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não. Khi đứa trẻ được sinh ra, dấu vân tay sẽ không thay đổi cho đến hết cuộc đời. Không những vậy, các đường vân trong dấu vân tay rất tinh tế, mang dấu ấn đặc biệt của mỗi cá nhân, hầu như không có khả năng trùng lắp giữa người này với người khác

.

– Đặc biệt, vào năm 1986, Giải Nobel Khoa Học đã được trao cho 2 nhà khoa học Stanley Cohen và Rita Levi-Montalcini vì đã chỉ ra được sự liên quan mật thiết giữa chỉ số NGF (chỉ số tăng trưởng tế bào thần kinh) và EGF (Chỉ số tăng trưởng tế bào biểu bì) và hơn 7000 báo cáo nghiên cứu khoa học đã chứng mình được sự tương quan mật thiết giữa sơ đồ phân bổ của não bộ và dấu vân tay.

-Năm 1980: Trung Quốc thực hiện công trình nghiên cứu tiềm năng con người, trí thông minh và tài năng trong vân tay và gen của con người. 

Trên đây là một số nhà khoa học điển hình, còn rất nhiều nhà khoa học và chuyên gia đã nghiên cứu dấu vân tay liên quan đến tính cách, hành vi, sự thông minh, nhận thức, tiếp nhận thông tin……của con người