Tháng Bảy 25, 2022

Những câu nói truyền cảm hứng, truyền động lực có thể khiến chúng ta thay đổi cách nhìn cuộc sống. Chúng góp phần quan trọng trên con đường dẫn đến thành công của rất nhiều người.

Trên thực tế, cách chúng ta suy nghĩ và cảm thấy về bản thân mình, bao gồm niềm tin và sự kỳ vọng về những điều mình có thể làm được, sẽ tạo nên mọi điều xảy đến với chúng ta. Chính vì vậy, khi chúng ta thay đổi “chất lượng” của cách tư duy, chúng ta cũng sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống của mình.

Cũng giống như cách mà những lời nói tích cực có thể khiến ai đó mỉm cười, hoặc một câu nói hài hước có thể khiến ai đó “té ghế”, đó là những khi suy nghĩ của chúng ta phản ứng với thế giới thực. Chỉ có duy nhất một thứ trên thế gian này mà chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát, đó là suy nghĩ của chính mình. Và đó chính là nơi mà những câu nói truyền động lực tác động đến.

Ở mọi tình huống xảy ra, chúng ta đều có thể quyết định những điều mình sẽ suy nghĩ. Mà những suy nghĩ và cảm xúc sẽ tạo ra hành động và quyết định kết quả chúng ta nhận được. Tất cả mọi thứ đều bắt đầu ở suy nghĩ.

Vì vậy, mỗi khi cảm thấy nguồn năng lượng tinh thần bị giảm sút, hãy “tiêm doping” bằng những câu nói truyền cảm hứng, truyền động lực sống và làm việc.

Sau đây là những câu nói của người thành công đã, đang và sẽ giúp truyền cảm hứng trong cuộc sống của nhiều người:

16 câu nói dẫn lối thành công – LÂM NGHI

  1. Một cách để bắt đầu là ngưng nói và bắt tay vào làm.
    – Walt Disney – đồng sáng lập Công ty giải trí và truyền thông đa phương tiện Walt Disney
  2. Người bi quan nhìn thấy khó khăn ở mọi cơ hội. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội ở mọi khó khăn.
    – cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill
  3. Đừng để ngày hôm qua ảnh hưởng quá nhiều đến ngày hôm nay.
    – nhà báo, nhà bình luận xã hội Will Rogers
  4. Vấn đề không phải là bạn có bị hạ gục hay không, mà là bạn có đứng dậy hay không.
    – huấn luyện viên thể thao Vince Lombardi
  5. Nếu bạn làm điều gì đó mình thực sự quan tâm, bạn sẽ không cần được ai thúc đẩy. Chính tầm nhìn sẽ thúc đẩy bạn.
    – Steve Jobs – nhà sáng lập, cựu CEO Công ty công nghệ Apple
  6. Những người đủ điên để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới chính là những người sẽ làm được điều đó.
    – Rob Siltanen – nhà sáng lập, Giám đốc sáng tạo Công ty quảng cáo Siltanen & Partners
  7. Thất bại sẽ không bao giờ hạ gục được tôi nếu quyết tâm thành công của tôi đủ mạnh.
    – tác giả sách bán chạy Og Mandino
  8. Doanh nhân rất giỏi trong việc đối phó với sự không chắc chắn, và cũng rất giỏi trong việc làm giảm thiểu rủi ro. Đó chính là hình ảnh một doanh nhân điển hình.
    – doanh nhân, nhà đầu tư Mohnish Pabrai
  9. Chúng ta có thể gặp rất nhiều thử thách nhưng chúng ta không thể để mình bị đánh bại.
    – nhà thơ, tác giả sách, diễn viên Maya Angelou
  10. Biết thôi chưa đủ, mà phải áp dụng. Mơ ước thôi chưa đủ, mà phải bắt tay vào làm.
    – triết gia, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, họa sĩ Johann Wolfgang Von Goethe
  11. Hãy thử nghĩ đến một cuộc sống hoàn hảo ở mọi khía cạnh. Bạn có thể thực sự tưởng tượng ra được một cuộc sống như vậy sẽ như thế nào không?
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy

20 “liều thuốc tăng lực” cho doanh nhân  – BÍCH TRÂM

  1. Chúng ta tạo ra nỗi sợ hãi khi chúng ta chỉ ngồi đó. Chúng ta chỉ có thể vượt qua nó bằng hành động.
    – nhà tâm lý học Dr. Henry Link
  2. Dù bạn nghĩ rằng mình có khả năng hay không, bạn đều đúng.
    – Henry Ford – nhà sáng lập Ford Motor
  3. Sự an toàn hầu như chỉ là hoang tưởng. Cuộc sống hoặc là một chuyến phiêu lưu mạo hiểm hoặc không là gì cả.
    – tác giả, diễn giả, nhà hoạt động chính trị Helen Keller
  4. Giới hạn duy nhất đối với khả năng của chúng ta vào ngày mai là sự nghi ngờ của chúng ta vào hôm nay.
    – cựu Tổng thống Mỹ Frankin D. Roosevelt
  5. Sáng tạo là sự thông minh có chứa đựng óc hài hước.
    – nhà vật lý học Albert Einstein
  6. Sự hạn chế về tài năng của bạn có thể được bù đắp bởi sự khát khao, nỗ lực và luôn cố gắng ở mức 110%.
    – huấn luyện viên thể thao Don Zimmer
  7. Làm những điều bạn có thể làm với tất cả những gì bạn có, dù bạn đang ở đâu.
    – cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt
  8. Hãy luôn có một thái độ biết ơn. Hãy nói lời cảm ơn với tất cả những người bạn gặp về tất cả những điều họ làm cho bạn.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy
  9. Bạn không bao giờ quá già để đặt một mục tiêu mới hoặc mơ một giấc mơ mới.
    – tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học C.S. Lewis
  10. Hãy cứ thử làm một điều gì đó liên tục cho đến khi bạn làm được. Hãy hành động như thể bạn đã có tất cả sự tự tin cần có cho đến khi điều đó trở thành sự thật.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy

“Không hề có giới hạn nào về khả năng bạn sẽ đạt được điều gì đó, trừ những giới hạn bạn tự đặt ra trong suy nghĩ của chính mình”.

  1. Tương lai thuộc về những người ưu tú. Hãy trở nên tài giỏi, tài giỏi hơn, rồi thành người tài giỏi nhất!
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy
  2. Dù luôn có lý do để khẳng định bạn không thể làm được một điều gì đó, nhưng hãy nhớ, có hàng trăm người từng đối mặt với hoàn cảnh tương tự và đã thành công.
    – doanh nhân, tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Jack Canfield
  3. Mọi thứ tốt nhất sẽ chỉ dành cho những người làm theo cách tốt nhất để mọi thứ trở nên tốt nhất.
    – huấn luyện viên thể thao John Wooden
  4. Một căn phòng không có sách cũng giống như một cơ thể không có linh hồn.
    – triết gia, nhà lý luận chính trị Marcus Tullius Cicero
  5. Mục tiêu của bạn không nên quá dễ đạt được, mà chúng phải thúc đẩy bạn làm việc, thậm chí khi không phải lúc nào chúng cũng khiến bạn cảm thấy thoải mái.
    – “kình ngư vĩ đại” Michael Phelps
  6. Một trong những bài học nằm lòng của tôi là luôn luôn thành thật với bản thân và không bao giờ để ai đó khiến mình đi chệch khỏi những mục tiêu đã đặt ra.
    – cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama
  7. Những điều ta đạt được ngày hôm nay đã từng là những điều không thể đạt được vào hôm qua.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Robert H. Schuller
  8. Cách duy nhất để làm được điều tuyệt vời là yêu thích điều mình làm. Nếu bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc.
    – Steve Jobs – nhà sáng lập, cựu CEO Công ty công nghệ Apple
  9. Bạn không cần phải tuyệt vời lúc bắt đầu, nhưng bạn phải bắt đầu một cách tuyệt vời.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Zig Ziglar
  10. Một tầm nhìn rõ ràng được hậu thuẫn bởi những kế hoạch rõ ràng sẽ trao cho bạn nguồn sức mạnh và giúp bạn có một cảm giác cực kỳ tự tin.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy
  11. Không hề có giới hạn nào về khả năng bạn sẽ đạt được điều gì đó, trừ những giới hạn bạn tự đặt ra trong suy nghĩ của chính mình.
    – tác giả, diễn giả truyền cảm hứng Brian Tracy

Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Nếu sinh ra sau năm 1995, bạn sẽ không thể nhớ được cuộc sống không có Internet. Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các em đều có những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến, nhưng rủi ro luôn tồn tại, bao gồm khả năng sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn đang ở những giai đoạn đầu, nhưng mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của nhiều người trẻ.

Được thiết kế để khuyến khích người dùng sử dụng quá mức

Chúng ta đều biết các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể, đánh vào thiên kiến và lỗ hổng tâm lý trong chúng ta như mong muốn được công nhận hay nỗi sợ bị từ chối. Thụ động sử dụng mạng xã hội quá mức –tức là chỉ lướt các bài đăng – có thể không lành mạnh và có mối liên hệ với cảm giác đố kỵ, thua kém và kém hài lòng với cuộc sống. Các nghiên cứu thậm chí còn cho rằng thói quen này có thể dẫn đến các triệu chứng ADHDtrầm cảm, lo âu và thiếu ngủ.

Chúng ta cần có thêm bằng chứng trước khi có thể kết luận về những phát hiện này. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh trầm cảm gia tăng trên thế giới và một nửa số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề tiềm ẩn liên quan.

Nhiều chính phủ, nhà xã hội học và nhà tâm lý học cũng bày tỏ sự lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Gia tăng cảm giác cô đơn

Cảm xúc được khơi dậy bởi một cái “like” có thể tạm thời làm vơi đi nỗi cô đơn, nhưng không thể thay thế hoàn toàn giao tiếp xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về kỹ năng xã hội của mình, họ có thể sẽ cảm thấy càng cô đơn hơn về lâu về dài.

Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, ngôn từ và phi ngôn từ, chính là nguồn thỏa mãn và hạnh phúc cá nhân có chiều sâu và lâu dài. Một biểu tượng cảm xúc hoặc một bình luận “LOL” có thể đem lại cảm giác kết nối hời hợt, nhưng giao tiếp mặt đối mặt sẽ xây dựng những kết nối có ý nghĩa hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái – tất cả những điều này thường biến mất trong thế giới số.

Thanh thiếu niên thường nói chuyện trực tuyến với những người mà các em quen biết ngoài đời thực. Ở mức độ vừa phải, việc sử dụng mạng xã hội theo cách này cho phép thanh thiếu niên giữ liên lạc với bạn bè, bạn học hay người thân và có khả năng cải thiện các mối quan hệ thực của mình. Nhưng điều này có thể trở thành một vấn đề nếu việc nói chuyện trực tuyến choán hết mọi tương tác xã hội, hoặc trong trường hợp lướt mạng thụ động quá mức, nếu thanh thiếu niên đang hấp thụ nhiều thông tin hơn là tương tác với thông tin.

Thay vì thúc đẩy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, tính năng “like” có thể thay thế cho việc trao đổi bình luận. Tính năng này cũng giống như một hệ thống xếp hạng công khai và khiến một bộ phận thanh thiếu niên cảm thấy bị đánh giá và loại trừ, điều vốn đã rất nhạy cảm đối với các em. Tâm lý này được đã thể hiện qua bài đăng này của Ashley, 17 tuổi, đến từ Singapore: “Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn bản thân và bạn bè mình lún sâu hơn vào cái hố sâu thẳm của sự hoài nghi và khao khát này?”

Bắt nạt trực tuyến

Những người bạn trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím.

Bạo lực tuy xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả thực. Nghiên cứu cho thấy các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe cao hơn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bắt nạt trực tuyến còn dẫn đến tự tử.

Xây dựng thói quen lành mạnh

Việc xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh rất quan trọng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần. Nên sử dụng mạng xã hội ở mức độ vừa phải và cân bằng với thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Dĩ nhiên, việc quyết định bao nhiêu là quá nhiều phụ thuộc vào độ tuổi, đặc điểm tính cách và văn hóa địa phương. Tuy nhiên, việc các em tiếp xúc với những nội dung và hoạt động gì trên trực tuyến có ảnh hưởng lớn hơn việc các em dành bao nhiêu thời gian trên mạng.

Thay vì sử dụng mạng xã hội cho việc phát sóng công khai và lướt mạng thụ động có thể dẫn đến thói quen so sánh “lượt like”, sẽ có lợi hơn nếu mạng xã hội được sử dụng để củng cố các mối quan hệ bằng cách tương tác trực tiếp với bạn bè thân thiết thông qua bình luận và nhắn tin.

Lắng nghe thanh thiếu niên

Mặc dù người lớn có lý do chính đáng để lo lắng về hệ quả của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, thanh thiếu niên có quyền được lên tiếng về những vấn đề mà các em trăn trở. Nhưng hiếm khi các em được hỏi ý kiến trong các cuộc tranh luận này. Tiếng nói và trải nghiệm của chính các thanh thiếu niên vô cùng quan trọng để định hướng chính sách và thực tiễn mới. Xét cho cùng, những người trẻ thường có trình độ công nghệ cao hơn vì đây là phương tiện truyền thông, giải trí và thông tin chủ đạo trong cuộc sống của các em.

Vai trò của khu vực tư nhân

Là bên thúc đẩy và đầu tư cho cuộc cách mạng truyền thông xã hội, các công ty và nhà thiết kế công nghệ nên cung cấp nhiều công cụ thân thiện với người dùng để giúp cha mẹ tạo ra môi trường phù hợp với lứa tuổi. Họ cũng có thể thay đổi thiết kế để tạo ra một môi trường hướng đến các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn và hạn chế tình trạng lướt mạng hay bấm like. Mặc dù điều này có thể mâu thuẫn với động lực tài chính của họ, nhưng một thiết kế có nhân văn hơn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giúp thanh thiếu niên xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh hơn.

Nguồn: https://www.unicef.org

Tại Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2022, em Nguyễn Đăng Phúc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) xuất sắc giành Huy chương Bạc. Với thành tích này, Phúc trở thành người đầu tiên mang Huy chương Olympic Vật lý quốc tế về cho tỉnh nhà.

Không chỉ có thành tích học tập đáng nể, “chàng trai Bạc” Olympic Vật lý quốc tế Nguyễn Đăng Phúc còn là tấm gương sáng về tinh thần lạc quan, giàu ý chí nghị lực vươn lên, được thầy cô, bạn bè quý mến.

Em Nguyễn Đăng Phúc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) xuất sắc giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2022. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Mồ côi cha trước 2 tháng tập trung đội tuyển

Ít ai biết rằng, chỉ cách 2 tháng trước khi đội tuyển Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 tập trung ôn luyện, Phúc phải đối mặt với biến cố mất đi người thân trong gia đình.

Thầy Trần Văn Kỷ, giáo viên dạy môn Vật lý, chủ nhiệm lớp của Phúc cho biết, cách ngày “hội tuyển” cho Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022, khoảng 2 tháng, bố của Phúc qua đời. Đây là nỗi đau quá lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của cậu học trò.

Thầy Trần Văn Kỷ là người đồng hành cùng Nguyễn Đăng Phúc trong suốt quá trình ôn luyện. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Phúc bị suy sụp tinh thần nhưng không vì thế mà buông xuôi, chểnh mảng trong học tập. Phúc nhanh chóng vực dậy tinh thần, ổn định tư tưởng để tiếp tục quá trình ôn luyện.

Phúc luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, lạc quan, cố gắng vượt qua mọi thử thách. Bằng quyết tâm cao độ, Phúc đã giành giải Nhất trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12; vinh dự nhận Bằng khen của cuộc thi Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương năm 2022 và giành tấm vé tham dự Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế. Đây là minh chứng rất rõ cho quá trình nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ đáng ghi nhận của Phúc”, thầy Kỷ chia sẻ.

Trong lời nói có sự ngập ngừng, nghẹn ngào xúc động, Phúc trải lòng: “Phải mất một khoảng thời gian em mới bình tâm và sẵn sàng ôn thi trở lại sau biến cố.

Tuy gặp không ít những khó khăn về mặt tâm lý nhưng nhờ sự động viên, chia sẻ kịp thời từ người thân, thầy cô và bạn bè nên em đã “tìm lại chính mình”, vững tinh thần để tiếp tục tham gia ôn luyện cùng đội tuyển.

Lúc đó đang là giai đoạn nước rút của kỳ thi, em xác định “một người vì mọi người”, không được để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như làm gián đoạn, cản trở quá trình ôn luyện của cả đội”.

Mọi cố gắng đều được đền đáp xứng đáng

Ngay từ các cấp học dưới, Phúc bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với môn Vật lý. Chính vì thế, Phúc quyết tâm ôn luyện và trúng tuyển vào lớp Chuyên Vật lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh). Từ đây, niềm say mê của Phúc với môn Vật lý tiếp tục được “thổi bùng” lên và càng khẳng định tài năng ở các cuộc thi trong và ngoài nước.

Phúc là thành viên cốt cán trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11. Cũng trong năm học này, Phúc đạt giải Nhì trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý.

Huy chương Vàng Hóa học Olympic quốc tế chưa từng đi học thêmNối dài chuỗi thành tích, bằng sự chủ động, cố gắng trong học tập, Phúc tiếp tục giành giải Nhất Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý năm lớp 12. Với thành tích này, Phúc trở thành người duy nhất trong đội tuyển của Trường tiếp tục tham gia “chinh chiến” ở đấu trường Olympic Vật lý quốc tế năm 2022.

Huy chương Vàng Hóa học Olympic quốc tế chưa từng đi học thêm

Trước niềm vui của học trò, thầy Trần Văn Kỷ tâm sự: “Quá trình trực tiếp dạy môn Vật lý và làm công tác chủ nhiệm lớp của Phúc trong 3 năm học, tôi nhận thấy, Phúc là một học sinh có tính cách điềm đạm, ít nói và rất chắc chắn. Về kiến thức, Phúc học đều, nắm chắc, cầu thị và luôn tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Mặc dù có thành tích học tập nổi bật ở trong lớp, nhưng Phúc luôn thể hiện sự khiêm tốn, trưởng thành, chín chắn, hòa đồng với bạn bè”.

Cũng theo thầy Kỷ, đã nhiều lần, cậu học trò tỏ ra mệt mỏi khi tiếp cận với kiến thức mới, khó, nhưng chưa bao giờ chán nản hay có ý định từ bỏ. Thời gian ôn luyện ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khi muốn tìm hiểu kiến thức nâng cao hay cần được tâm sự, Phúc luôn chủ động nhắn tin cho thầy Kỷ.

“Những ngày đầu ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, em rất nhớ nhà vì đây là lần đầu tiên em sống xa gia đình. Em rất vui và xúc động khi được lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh xuống tận trường để thăm và động viên em.

Chúng em chỉ có hơn 1 tháng để ôn luyện. Do đó, các thầy cô đã lựa chọn những nội dung cốt lõi để giảng dạy. Xen vào đó, em được tham quan phòng thí nghiệm lớn, hiện đại tại các trường đại học hàng đầu về kỹ thuật ở Hà Nội. Chuyến đi giúp em có cái nhìn thực tế, hào hứng và yêu môn Vật lý hơn rất nhiều”, Phúc chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: “Kết quả của đội tuyển Việt Nam tại Olympic Vật lý quốc tế năm 2022 nói chung và thành tích của học sinh Nguyễn Đăng Phúc nói riêng đã khẳng định sự nỗ lực của học sinh và đội ngũ giáo viên, sự quan tâm đầu tư của toàn ngành giáo dục. Thành tích của Phúc đã góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo mũi nhọn ở địa phương”.

Ông Nguyễn Thế Sơn – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh (thứ hai từ phải sang) và thầy cô Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh chúc mừng em Nguyễn Đăng Phúc. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nguồn: giaoducvietnam

Bên cạnh những thuận lợi, Phúc cũng gặp một số khó khăn nhất định về kỹ năng thực hành thí nghiệm, ít có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu chuyên sâu môn Vật lý do trình độ tiếng Anh còn hạn chế.

“Chủ động trau dồi kỹ năng thực hành, ngoài làm những thí nghiệm đơn giản, Phúc luôn tự mày mò và làm đi làm lại những thí nghiệm trong đề Olympic Vật lý quốc tế của các năm trước. Khi các thầy hướng dẫn làm thí nghiệm, Phúc tập trung và tỏ ra rất hứng thú. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, kỹ năng thực hành của Phúc chưa thực sự được “khai phá” hết một phần do thiếu trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ quá trình học…”, thầy Kỷ chia sẻ thêm.

Cố gắng vươn lên với tinh thần học tập nghiêm túc, Phúc đã mang về tấm Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2022.

“Có thể thấy, đây là “trái ngọt” rất đáng ghi nhận và tự hào sau một quá trình ôn luyện của Phúc”, thầy Kỷ xúc động trước chiến thắng của học trò.

Chia sẻ về thành tích này, Phúc khiêm tốn: “Tấm Huy chương Bạc không chỉ là thành quả nỗ lực của bản thân em mà còn là sự tri ân em gửi đến người thầy, cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện để em được bồi dưỡng và tham gia thi. Đây cũng là món quà em gửi tặng những người em thương yêu và người cha quá cố của mình”.

Khi được hỏi về định hướng tương lai nghề nghiệp, “chàng trai bạc” Olympic quốc tế từ tốn cho hay: “Kiến thức là vô tận nên em sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Em sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và đeo đuổi đam mê của mình ở môn Vật lý”.

Xác định tiếng Anh là “cầu nối” giúp Phúc đến gần hơn với tài liệu nước ngoài hấp dẫn, thú vị ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Phúc tự học tiếng Anh tại nhà trong thời gian nghỉ hè.

Nhận thấy tiềm năng có thể tiến xa hơn trên con đường học vấn của Phúc, thầy Kỷ mong muốn Phúc có thể đi du học ở nước ngoài. Bởi, các quốc gia trên thế giới không chỉ chuyên về nghiên cứu lý luận khoa học mà còn mạnh về trang thiết bị, phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng việc học và nghiên cứu.

“Đi du học cần nhiều yếu tố, nhất là kinh phí. Đây là khó khăn đối với gia đình Phúc. Chính vì thế, tôi hy vọng, với thành tích xuất sắc của Phúc tại Olympic Vật lý quốc tế sẽ mở ra những cơ hội để Phúc tiếp tục được học tập và phát triển bản thân một cách toàn diện”, thầy Kỷ chia sẻ.

Nguồn: giaoduc.net.vn

Quan tâm đến sự khác biệt trong lối giáo dục Mỹ và lối giáo dục truyền thống Việt Nam, thầy giáo này đã rút ra nhiều điều thú vị.

Khoa học chứng minh: Có 2 HÀNH VI của cha mẹ vô tình khiến trẻ trở nên kém thông minh, điều số 1 nhiều người mắc phải

Nhiều năm học tập và sinh sống ở Mỹ, anh Huỳnh Chí Viễn – một thầy giáo ở TP.HCM, đồng thời là một tác giả sách đã rút ra nhiều điều thú vị về sự khác biệt trong lối giáo dục Mỹ và lối giáo dục truyền thống Việt Nam. Anh cũng đưa ra các gợi ý mà bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng cần phải tham khảo và áp dụng để con mình được nuôi dạy toàn diện hơn.

“Tất nhiên không có cách nuôi dạy con nào tuyệt đối hoàn hảo và một đứa trẻ lớn lên có trở thành người có ích cho xã hội hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Và không phải cha mẹ Mỹ nào cũng biết cách dạy con tử tế.

Tuy nhiên, phải khách quan mà nhận xét, cách dạy con của cha mẹ phương Tây nói chung và cha mẹ Mỹ nói riêng có nhiều điểm tiến bộ và tích cực mà cha mẹ Việt Nam chúng ta cần phải học hỏi để bổ sung vào những khiếm khuyết của cách nuôi dạy con của mình”, anh Chí Viễn cho biết.

Sự khác biệt bắt nguồn từ đâu?

Quan niệm về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Quan niệm về quyền làm cha mẹ và bổn phận của con cái: Cha mẹ Việt Nam quan niệm rằng con cái do cha mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra, cực khổ nuôi nấng nên người. Vì vậy ơn sinh thành dưỡng dục là ơn lớn nhất khiến cho đứa con phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ và phải có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.

Người Mỹ thì có quan niệm hoàn toàn ngược lại. Không có đứa trẻ nào đòi ra đời và bắt cha mẹ nuôi nấng chăm sóc nó cả mà tất cả đều là do cha mẹ vô tình hay chủ động tạo ra chúng mà đã tạo ra thì phải có trách nhiệm chăm sóc yêu thương nuôi dạy con cho đàng hoàng. Con cái có trách nhiệm và thương yêu cha mẹ mình vì đó là trách nhiệm của những người trong một gia đình với nhau, không phải để trả ơn.

Quan niệm về sự ngoan ngoãn của con cái: Cha mẹ Việt Nam cho rằng con do mình sinh ra phải nghe lời mình, không được cãi. Cãi lại đấng sinh thành là bất hiếu. Cha mẹ người Mỹ nghĩ rằng con mình là một thực thể tách biệt và độc lập về cả ngoại hình lẫn tư duy nên con suy nghĩ khác mình là đương nhiên và phải được tôn trọng.

Quan niệm về việc học ở trường: Cha mẹ Việt Nam vẫn giữ quan niệm học chữ là quan trọng nhất theo thứ bậc “sĩ nông công thương” của Nho giáo. Cha mẹ Mỹ quan niệm việc học văn hoá là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nhà trường không thể dạy hết cho con cái những thứ con cần để bước vào đời. Hơn nữa, mỗi đứa trẻ đều có sở trường sở đoản khác nhau. Nếu không giỏi chữ nghĩa thì con có thể làm nghề gì tự nuôi sống bản thân mà không trái lương tâm hoặc phạm pháp là được rồi, không nhất thiết phải ông này bà nọ mới được.

Quan niệm về việc tự lập của con cái: Cha mẹ Việt Nam cho rằng bổn phận của cha mẹ là bảo vệ con cái suốt đời, “mẹ già chín mươi còn lo cho con bảy chục”. Cha mẹ Mỹ thì nghĩ mình đâu thể bảo bọc suốt đời nên cách yêu thương tốt nhất là dạy con tự chăm sóc bản thân mình.

Quan niệm về tình dục và tình yêu trước hôn nhân: Cha mẹ truyền thống Việt Nam luôn xem những thắc mắc về giới tính và tình dục của con cái ở độ tuổi dậy thì là hư đốn và sai trái nên luôn tìm cách cấm đoán hoặc lảng tránh đồng thời tỏ rất tức giận khi con cái lén mình tìm hiểu. Cha mẹ Mỹ hiểu tình dục là mối quan tâm hàng đầu của con cái tuổi dậy thì và đó là một sự phát triển tâm sinh lý hết sức tự nhiên, càng cấm thì chúng càng tò mò. Chi bằng dạy cho con cách bảo vệ bản thân để nó có thể khám phá về tình dục một cách an toàn nhất.

Quan niệm về hôn nhân của con cái: Cha mẹ Việt Nam xem việc kết hôn của con cái là trọng trách đối với dòng họ. Cha mẹ Mỹ xem chuyện hôn nhân là quyết định riêng tư của con mình, mình không thể quyết định thay chúng. Con cái có quyền kết hôn hoặc sống độc thân tới cuối đời hoặc sống với người chúng yêu mà không cần kết hôn miễn sao chúng cảm thấy hạnh phúc.

Quan niệm về con cái: Cha mẹ Việt Nam mong có con trai để nối đường hương hỏa. Cha mẹ Mỹ thì con trai con gái gì cũng là con mình sinh ra. Sau này mình già, tiền dành dụm sẽ dùng để dưỡng già, đi du lịch hay làm những gì mà mình chưa có cơ hội làm lúc trẻ. Người Mỹ không bao giờ nghĩ tới chuyện chia chác gia tài của cha mẹ.

Sau đây là 12 điều mà bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng cần phải tham khảo và áp dụng để con mình được nuôi dạy toàn diện hơn.

  1. Dạy con sống có ích cho xã hội: Nhiều cha mẹ Việt Nam kỳ vọng trong việc chọn nghề nghiệp cho tương lai ở con cái địa vị và tiền bạc chứ không phải cống hiến cho xã hội. Các bé học sinh tiểu học ở Mỹ khi hỏi về ước mơ cho tương lai đều có những suy nghĩ rất hồn nhiên và xuất phát từ mong ước đóng góp cho xã hội.

Nghề được các bé trai chọn nhiều nhất là lính cứu hoả hoặc cảnh sát đó là những nghề được xem là mang lại trật tự an toàn cho xã hội và cứu giúp người khác. Còn các bé gái thì chọn làm y tá với mục đích chăm sóc và an ủi người bệnh. Đó là vì cha mẹ Mỹ không quan trọng lắm về địa vị xã hội của con mà quan trọng sự cống hiến xã hội.

  1. Dạy con sống giản dị về vật chất: Cha mẹ Mỹ không khuyến khích con ăn mặc hoặc sử dụng đồ đắt tiền khi còn đi học vì không muốn con cái mình có một khoảng cách về vật chất với bạn bè để ảnh hưởng tới sự đoàn kết. Hơn nữa, cha mẹ Mỹ không muốn cho con cái ỷ lại về sự giàu có của cha mẹ mình mà không chịu cố gắng.

Họ thường dạy con cái mình không được tự hào hay khoe khoang những gì không phải do chính mình làm ra. Nếu cho con mang đồ vào lớp, cha mẹ Mỹ thường dặn con chia sẻ với các bạn. Sự khoe mẽ vô lối đó tạo cho trẻ con sự ích kỷ và đánh giá con người qua vẻ bề ngoài.

  1. Dạy con cư xử bình đẳng: Trong một đất nước tập trung nhiều chủng tộc và văn hóa như Mỹ, việc cư xử như thế nào cho đúng mực là điều hết sức cần thiết, nếu không muốn nói là quan trọng hàng đầu. Cha mẹ Mỹ dạy con lịch sự và lễ phép với tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị xã hội hay nghề nghiệp.
  2. Quan tâm tới cảm xúc của con cái và trò chuyện với chúng: Cha mẹ Mỹ quan tâm nhất khi con đi học về là con đi học có vui không, có kết được bạn mới không và con học được những gì. Khi về nhà buổi tối, phụ huynh Mỹ thường bỏ thời gian ôn bài cùng con hoặc cùng chơi với con chứ không chỉ quan tâm tới việc con được bao nhiêu điểm mười, có được cô khen hay không. Họ thể hiện sự quan tâm đến con cái thay vì chở chúng tới những lớp học thêm được sắp xếp trên một thời khóa biểu dày đặc không còn chỗ trống.
  3. Dạy con cách giúp đỡ và chia sẻ: Điều quan trọng nhất của cha mẹ Mỹ là con mình hoà đồng và giúp đỡ được bạn bè. Thắng thua của các bé đối với phụ huynh Mỹ không quan trọng bằng nỗ lực của con mình và các mối quan hệ bạn bè mà con mình thiết lập được. Sự so sánh thái quá về thành tích sẽ đánh mất sự trong sáng trong tình bạn của trẻ con và khiến chúng luôn có tâm lý ăn thua với nhau từng chút một.
  4. Dạy con nhận lỗi và rút kinh nghiệm từ sai lầm: Cha mẹ Mỹ tạo điều kiện cho con phạm phải những sai lầm nho nhỏ và tập cho con tinh thần trách nhiệm cũng như hướng dẫn con cách khắc phục hậu quả. Ví dụ khi bé nghịch phá làm đổ ly nước hoặc làm vỡ chén đĩa, thay vì đánh con hoặc phạt con quỳ gối úp mặt vào tường nhưng lại đi dọn dẹp bãi chiến trường cho con, phụ huynh Mỹ thường phạt con bằng cách dọn dẹp hậu quả mình gây ra đồng thời qua đó hướng dẫn cho con cách làm việc nhà hoặc cách nhặt các mảnh vỡ như thế nào mà không bị đứt tay.

Họ thường không có khuynh hướng bảo bọc con để trẻ không phạm phải sai lầm và nếu khi trẻ sai thì lại phạt bằng những hình thức làm cho trẻ sợ mà chừa (đánh đòn, chửi mắng) nhưng lại giải quyết hậu quả giùm con.

  1. Tôn trọng sự riêng tư của con cái: Cha mẹ Mỹ tôn trọng ý kiến và quyền riêng tư cá nhân của con cái. Họ sẵn sàng lắng nghe những gì con muốn nói và khuyến khích con cái nói lên ý kiến của mình chứ không áp đặt bắt con luôn phải tuyệt đối nghe theo sự sắp đặt của mình. Họ cũng không tự tiện lục lọi đồ đạc, cặp sách hoặc vào phòng con mà không xin phép. Họ không cho mình quyền kiểm soát mọi thứ thuộc về con mình từ suy nghĩ, lựa chọn, quyết định lẫn đồ dùng cá nhân của con mình ngay khi con đã lớn.
  2. Dạy con cách bảo vệ bản thân: Cha mẹ Mỹ bảo vệ con mình rất kỹ và dạy con mình tự bảo vệ bản thân trước những người lạ. Họ không để cho người khác tùy tiện đụng chạm hoặc trêu chọc con mình. Họ cũng không bắt con mình phải tuyệt đối nghe lời người lớn hoặc thầy cô mà luôn dạy con mình phải biết cảnh giác đối với người lạ. Họ dạy con cách phản ứng nếu bị người lớn chạm vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể cho dù người lớn đó là người thân, hàng xóm hay thậm chí là thầy cô trong trường.

Họ không để cho người lớn khác tự tiện hôn hít, nựng nịu, cấu véo, thậm chí nghịch ngợm chỗ kín của con mình bất chấp sự khó chịu hoặc hoảng sợ của đứa trẻ. Họ không đánh chửi con cái trước mặt người khác hoặc để những người khác góp phần vào việc dạy con của mình bởi điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của con cái. Việc bắt buộc con cái phải răm rắp nghe lời thầy cô cũng sẽ khiến nhiều học sinh bị giáo viên bạo hành hoặc lạm dụng tình dục trong suốt một thời gian dài mà cha mẹ không hề hay biết.

  1. Khuyến khích con đặt câu hỏi và học từ nhiều nguồn khác nhau: Đối với cha mẹ Mỹ, không có điều gì là quá nhạy cảm mà con mình không thể biết hoặc không nên biết từ giới tính, tình dục, đến các vấn đề nóng bỏng thuộc về chính trị xã hội.

Thay vì cấm con tìm hiểu hoặc lảng tránh những câu hỏi của con, phụ huynh Mỹ thường sẵn sàng giải thích cho con cái hiểu những thắc mắc của chúng tùy theo độ tuổi và trình độ hiểu biết của con mình. Họ hiểu rằng hơn tất cả, đây là trách nhiệm của cha mẹ chứ không phải là trách nhiệm của nhà trường hoặc xã hội. Hơn nữa họ cũng biết rằng trong thời đại thông tin rộng mở như ngày nay, việc né tránh những câu hỏi của con cái chỉ làm chúng tò mò hơn và tìm cách để tìm hiểu.

Câu nói: “Con còn nhỏ lắm, lo học đi đừng nhiều chuyện!” gần như là câu nói cửa miệng của những bậc phụ huynh khi con cái thắc mắc điều gì mà họ không muốn trả lời. Dần dần thế hệ trẻ sẽ trở nên thờ ơ với những thứ mà đáng lẽ họ phải biết và chỉ chăm chăm học có bằng cấp để ra kiếm thật nhiều tiền.

  1. Dạy con tinh thần trách nhiệm và tự lập: Cha mẹ Mỹ bắt con cái chia sẻ trách nhiệm trong gia đình như làm việc nhà, không phân trưởng thứ hay trai gái. Ở Mỹ rất hiếm có trường hợp cha mẹ thuê người giúp việc nhà hoặc làm hết tất cả mọi thứ mà con cái chỉ ngồi chơi. Từ nhỏ các bé đã được dạy cách giữ cho phòng riêng của mình được ngăn nắp, biết dọn giường và dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.

Lớn hơn tí nữa, con cái được dạy cho cách phụ giúp cha mẹ nấu nướng, dọn dẹp và những việc lặt vặt khác trong nhà. Ở tuổi trung học, các em được khuyến khích tìm công việc làm thêm nếu muốn có tiền tiêu vặt chứ không ngửa tay xin bố mẹ.

  1. Dạy con tính tự thân vận động và công tư phân minh: Cha mẹ Mỹ không tặng quà cho giáo viên để con mình được chiếu cố nâng đỡ về điểm số hoặc thành tích. Ở Mỹ không có ngày nhà giáo và nếu học sinh yêu thích một giáo viên nào đó của mình, các bé sẽ tự làm quà để tặng. Các món quà có giá trị về mặt vật chất hoặc tiền mặt là những thứ giáo viên không bao giờ chấp nhận.
  2. Dạy con yêu thương động vật và bảo vệ môi trường: Cha mẹ Mỹ dạy cho con cái yêu thương động vật từ nhỏ và đối xử với động vật một cách nhân hậu thân thiện. Người Mỹ rất thích nuôi chó mèo và coi chúng như người bạn trong nhà. Họ thường khuyến khích cho con mình nuôi một loại thú cưng nào đó để tập cho con có tinh thần trách nhiệm qua việc cho thú ăn, làm vệ sinh và chơi với thú cưng.

Ngoài ra họ cũng thường khuyến khích con cái tìm hiểu khám phá thiên nhiên làm bạn với các loài động vật nhỏ như chim chóc, sóc, thỏ… Những hành động đối xử ác độc với động vật phần lớn sẽ bị phạt nặng.

Tập cho trẻ tính yêu thương loài vật cũng là nuôi dưỡng tấm lòng nhân hậu của trẻ khi lớn lên. Một đứa trẻ không biết xót thương hoặc tìm cách giúp đỡ những con thú nhỏ bị nạn, khi lớn lên, chúng sẽ trở nên dửng dưng trước nỗi bất hạnh của đồng loại mình.

Theo Phụ nữ Việt Nam

 

BBT: Đại dịch đi qua làm cho nhiều lĩnh vực trên thế giới thay đổi mạnh mẽ, từ kinh doanh cho đến hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục. Mọi thứ dần chuyển đổi sang hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, hay gọi tắt là “chuyển đổi số”, để thích ứng và hòa nhập với thời dịch bệnh. 

Việc chuyển đổi từ lớp học trực tiếp sang lớp học trực tuyến tạo ra nhiều thách thức mới nhưng cũng không kém phần thú vị cho học sinh và cả giáo viên. Một trong số những thách thức đó là “tương tác lớp học thông qua nền tảng kỹ thuật số”. Hình thức học tập từ xa vẫn còn nhiều mới lạ tại Việt Nam, dẫn đến việc gắn kết, tương tác với học sinh trong lớp học bằng những phương pháp, ngôn ngữ truyền thống không còn hiệu quả như trước.

Điều này buộc người dạy và người học phải thay đổi. Bài viết dưới đây của tác giả Erica Dhawan giới thiệu cho chúng ta những chiến lược gắn kết học sinh trong lớp học kỹ thuật số, cùng với một hình thức ngôn ngữ mới được xem là có khả năng thay đổi và nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giao tiếp trên nền tảng trực tuyến – Digital Body Language.

Erica Dhawan là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực hợp tác và đổi mới của thế kỷ 21. Bà là một diễn giả tiêu biểu được trao tặng nhiều giải thưởng, đồng thời là tác giả của cuốn sách mới xuất bản “Digital Body Language – Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số”. Qua bài viết dưới đây, bà chia sẻ 5 chiến lược nâng cao tương tác với học sinh trong lớp học qua nền tảng kỹ thuật số.

Là một người thuộc thế hệ người Mỹ đầu tiên có cha mẹ là người Ấn Độ, tôi tiếp cận với tiếng Anh theo một cách gián tiếp. Ở nhà, bố mẹ tôi chủ yếu nói tiếng Punjabi – một thứ tiếng bản địa thuộc vùng Bắc Ấn Độ, cũng là quê hương của chúng tôi. Gia đình tôi hiếm khi nói tiếng Anh ở nhà, điều đó có nghĩa là tiếng Anh được xem là “ngôn ngữ thứ hai” trong gia đình. Tương tự vậy, “Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số” cũng sẽ là một “ngôn ngữ thứ hai” mới hoàn toàn đối với tất cả chúng ta trong thời đại ngày nay.

Ngay bây giờ đây khi tôi theo đuổi con đường sự nghiệp của mình, tôi lại càng nhận thấy rõ ràng, rằng con người dựa vào ngôn ngữ hình thể để xây dựng lòng tin – nhưng lại thiếu đi sự kết nối. Chúng ta càng đưa công nghệ vào cuộc sống hàng ngày của mình (cả ở nơi làm việc hay ở nhà), chúng ta càng khó thấu hiểu ngôn ngữ hình thể của những người mà ta muốn kết nối. Giống như tôi đã chật vật để trở nên thông thạo ngôn ngữ hình thể truyền thống khi còn là một đứa trẻ nhập cư, ngày nay tất cả chúng ta đều là những người nhập cư vào thế giới mới của ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số.

Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số là gì?

Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số là các tín hiệu kiểu mới mà chúng ta tạo ra nhằm gửi đi những thông điệp ẩn cho đối phương trong giao tiếp qua nền tảng kỹ thuật số. Tất cả mọi thứ, từ dấu chấm câu cho đến thời gian phản hồi của chúng ta trong một cuộc gọi video đều tạo nên tín hiệu của sự tin tưởng, tôn trọng và thậm chí là sự tự tin trong thế giới hiện đại ngày nay.

Nghề giáo là một truyền thống thiêng liêng ở mọi nền văn hóa. Người thầy đi trước có công uốn nắn thế hệ theo sau. Năm ngoái, việc chuyển hướng công tác dạy và học từ trực tiếp sang học tập từ xa và phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số đã thách thức giáo viên và học sinh trong việc tiếp cận và nắm bắt một “ngôn ngữ thứ hai” mới – Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số – mà không nhận được bất kỳ sự hướng dẫn trước nào, kể cả từ sách giáo khoa.

Làm thế nào để giáo viên có thể kết nối với học sinh và thúc đẩy tương tác lớp học thông qua màn hình máy tính?

Dưới đây là 5 chiến lược mà mọi giáo viên có thể sử dụng để kết nối với học sinh nhằm thúc đẩy tương tác lớp học thông qua màn hình, đồng thời cũng chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số.

  1. “Giảng lại” bài giảng

Tận dụng các công nghệ và công cụ hiện đại để tối đa hóa sự tương tác trong suốt thời gian diễn ra buổi học trực tuyến. Tự mình ghi hình lại bài giảng và yêu cầu học sinh xem qua trước khi bắt đầu lớp học. Khi bạn đang ghi hình bài giảng, hãy để ý đến các yếu tố khác chẳng hạn như nền video của bạn. Chắc chắn rằng bạn luôn muốn mình xuất hiện với một phong cách chuyên nghiệp trong một không gian tinh tế, ở phòng đọc sách của bạn chẳng hạn?  Bằng cách xem trước bài giảng, học sinh của bạn có thể tự tin để thảo luận về bài học trong giờ học chính thức. Từ đó khuyến khích học sinh đặt những câu hỏi thảo luận sâu hơn về vấn đề cũng như thúc đẩy các em tham gia lớp học tích cực hơn; do các em đã có khoảng thời gian nghiên cứu và đọc qua bài giảng khá dài từ trước.

  1. Xem xét lại quá trình tham gia lớp học của học sinh

Mặc dù luôn có những thách thức mới cho giáo viên và học sinh trong các lớp học trực tuyến, nhưng song song đó cũng có những những ý tưởng mới trong việc tương tác với học sinh. Ví dụ, trong một buổi học trực tuyến, lớp bạn có thể sử dụng các “phòng nghỉ trực tuyến” trong giờ giải lao. Các nhóm nhỏ học sinh có thể chơi đùa và trò chuyện với nhau. Một cách tốt nhất để gắn kết học sinh có phần hướng nội trong lớp học đó là yêu cầu chúng tích cực sử dụng tính năng trò chuyện (tính năng chat, chatbox) để đặt câu hỏi cho giáo viên và đưa ra nhận xét cho bạn bè trong các buổi học.

Bạn nên nhớ rằng điều quan trọng đó là phải tạo ra một môi trường lớp học trực tuyến chú trọng đến đảm bảo cảm giác an toàn về tâm lý của học sinh. An toàn về tâm lý có nghĩa là có thể nói lên suy nghĩ của chúng mà không sợ bất kỳ hậu quả tiêu cực nào đối với hình ảnh bản thân, trạng thái hoặc điểm số. Sẽ không có một học sinh nào tự tin đặt câu hỏi hay đưa ra nhận xét trong lớp học nếu bản thân chúng không cảm thấy thoải mái và an toàn. Một cách để tạo không gian an toàn cho học sinh khi tham gia đặt câu hỏi hoặc nêu lên ý kiến cá nhân đó là bạn nên khuyến khích chúng đặt ít nhất là một câu hỏi bắt buộc thông qua công cụ chat (chatbox) trong buổi học trực tuyến hoặc trên công cụ bảng thảo luận Blackboard.

  1. Sử dụng các công cụ hỗ trợ tương tác phù hợp

Những nền tảng hỗ trợ tương tác khác nhau mang lại những lợi ích và mục đích khác nhau. Sử dụng nền tảng phù hợp cho từng dạng bài tập cụ thể có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn và gắn kết tốt hơn với tài liệu học tập. Ví dụ: viết một nhận xét hay một câu hỏi lên bảng thảo luận trên công cụ Blackboard trước giờ học là một cách ứng dụng công cụ hỗ trợ phù hợp cho học sinh khi bạn giao cho chúng đọc trước một bài đọc chẳng hạn. Các nền tảng hỗ trợ tương tác lớp học khác được nhiều giáo viên và học sinh ưa chuộng có thể kể đến như Jamboard và Mural.

  1. Tạo kết nối toàn cầu

Hãy hòa nhập và mở rộng kết nối – cho dù bạn đang giảng dạy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Vương quốc Anh hay Hoa Kỳ. Một trong những lợi ích của lớp học trực tuyến kỹ thuật số là giờ đây bạn có thể tiếp cận học sinh ở bất cứ nơi đâu. Ghi hình lại tất cả các bài giảng và các cuộc thảo luận trong lớp để học sinh có thể xem tài liệu học tập sau thời gian học. Bằng cách này, nếu một học sinh phải nghỉ học do có việc gia đình đột xuất chẳng hạn, các em vẫn có thể học lại nội dung đó. Một cách khác để nâng cao khả năng hòa nhập trong lớp học đó là lên lịch các phần thảo luận vào nhiều thời điểm khác nhau để phù hợp với người học ở nhiều múi giờ khác nhau.

  1. Sự im lặng “chói tai”

“The loudest duck gets shot” (Con có khóc mẹ mới cho bú) là câu thành ngữ mà nhiều trẻ em Trung Quốc được dạy từ rất sớm. Nếu những đứa trẻ này lớn lên ở một quốc gia phương Tây, chúng có thể sẽ được dạy thành ”Speak now, or forever hold your peace” (Hãy cứ nói đi, hoặc sẽ không ai biết vấn đề mà bạn đang gặp phải). Cả trong lớp học trực tiếp hay trực tuyến, sự im lặng là một trở ngại lớn ngăn cản giao tiếp thành công giữa các nền văn hóa. Liuba Belkin, một trợ lý giáo sư tại Đại học Lehigh, nói, “Ở Hoa Kỳ, chúng tôi cảm thấy không thoải mái lắm với sự im lặng. Chúng tôi cho đó là một trạng thái cực kỳ tiêu cực. ”Mặt khác, trong các nền văn hóa giàu bối cảnh [1] (high-context culture), chẳng hạn như nhiều quốc gia ở Trung Âu và Châu Á, khoảng thời gian im lặng được coi là đáng trân trọng. Đó được xem như là một tín hiệu cho thấy bạn đang dành thời gian để suy nghĩ về những gì đối phương nói và chọn cách cư xử phù hợp nhất.

Một chiến lược khi giảng dạy trong một lớp học đa văn hóa đó là nói rõ những kỳ vọng của mình với học sinh. Ví dụ: sau khi bạn đặt một câu hỏi, hãy nói với học sinh rằng bạn sẽ cho mọi người 1 phút để suy nghĩ trước khi mời chúng phát biểu.

Những bài học về Ngôn ngữ hình thể kỹ thuật số quan trọng mà bạn cần chia sẻ với học sinh của mình:

Hãy chuyên nghiệp trong các cuộc gọi video/lớp học trực tuyến – chẳng hạn như không nằm dài trên giường trong giờ học.

Hãy lưu ý đến hạn nộp bài và thời gian giáo viên có thể giải đáp các thắc mắc của mình – ví dụ, nếu hạn nộp bài tập tiểu luận là vào nửa đêm và một học sinh gửi email gấp cho giáo viên thắc mắc về bài làm và hạn nộp lúc 11 giờ đêm. Và tất nhiên là, học sinh đó không nên trông chờ, cũng chẳng thể nhận được bất cứ phản hồi nào hữu ích cho câu hỏi của mình vì thời gian quá gấp gáp.

*Chú thích:

[1] Văn hóa giàu bối cảnh: là nhóm những người không giao tiếp nhiều bằng lời nói, ý nghĩ của họ không thể hiện rõ qua mặt ngôn từ, họ thường xác định ranh giới rõ ràng đâu là “người ngoài, người lạ” đâu là “người quen” trong một nhóm cụ thể. Giao tiếp trong văn hóa giàu bối cảnh gắn liền với các nền văn hóa coi trọng tính chủ quan, sự đồng thuận, hợp tác và tính truyền thống.

Tác giả: Erica Dhawan

Nguồn5 strategies to better engage students digitally

Dịch giả: Vũ Phương Quỳnh

Bạn đã bao giờ tức giận cực kỳ và rồi bật khóc chưa? Trong khi một vài người hay la hét khi tức giận thì một số khác lại rơi nước mắt. Tùy vào hoàn cảnh mà trải nghiệm này có thể làm bạn bối rối, xấu hổ và bực bội, và bạn sẽ tự hỏi tại sao mình lại như vậy.

Have you ever been really angry and found yourself in tears? While some people shout and scream when they’re angry, some people cry when they’re mad. Depending on the circumstances, this experience can be confusing, embarrassing, and frustrating, so you might wonder why it happens.

Khóc trong thực tế là một phản ứng phổ biến đối với cơn giận dữ vì giận dữ thường là kết quả của việc cảm thấy bị tổn thương hoặc buồn bã, theo Sabrina Romanoff, Tiến sỹ tâm lý, một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Yeshiva, TP. New York.

Crying is in fact a very common response to anger as anger is often the result of feelings of hurt or sadness,1 says Sabrina Romanoff, PsyD, a clinical psychologist and professor at Yeshiva University, New York City.

Bà cũng chia sẻ thêm, “ban đầu người ta dễ bộc lộ sự tức giận, thay vì thể hiện sự yếu đuối hay công nhận và thể hiện tâm trạng thất vọng.” Một khi bạn bộc lộ cơn giận của mình ra, bạn có thể dễ dàng chạm đến nỗi đau và những cảm xúc ẩn giấu trong lòng có liên quan, đó là lý do tại sao bạn có thể sẽ khóc khi nổi giận.

“It can be easier to express anger initially, rather than the vulnerability that comes with acknowledging and displaying dejection,” says Romanoff. Once you express your anger, she says you can more easily access the pain and other underlying emotions it is connected to, which is why you might cry when you’re angry.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về phản ứng với cơn giận bằng cảm xúc và cách kiểm soát nó.

Here’s what you need to know about your emotional response to anger and how you can manage it.

  1. Phản ứng với cơn giận bằng cảm xúc. Emotional Reactions to Anger

Tức giận có thể khơi gợi ra vô vàn những cảm xúc, dao động từ hung dữ và tiêu cực đến buồn bã và trầm uất. Dưới đây là giải thích của TS. Romanoff cho một số phản ứng cảm xúc xuất hiện khi con người ta giận dữ.

Anger can elicit a host of emotions, ranging from aggression and negativity to sadness and depression. Below, Romanoff explains some of the emotional reactions people experience in response to anger.

Hung hăngAggression

Có thể bao gồm hành động hung dữ công khai, như đập vỡ đồ đạc hoặc đấm đá vào tường. Ngoài ra, con người ta còn thể hiện cơn giận gián tiếp qua những lời nói mỉa mai – điều này giúp họ xua tan đi những ham muốn hung hăng bằng phương thức chế ngự chúng.

This can include overt aggression or action, such as breaking things or punching walls. Alternatively, people express their anger indirectly through sarcasm—this allows them to dispel their aggressive impulses in a sublimated way.

Trầm cảm và lo âuDepression and Anxiety

Phản ứng cảm xúc thứ phát thường gặp nhất khi con người ta giận dữ là trầm uất và lo âu.

The most common secondary emotional reactions to anger are depression and anxiety.

Từ bé chúng ta đã được dạy rằng giận dữ sẽ ăn mòn chúng ta, là mối đe dọa với các mối quan hệ. Vì vậy, chúng ta làm đủ mọi cách để bảo vệ người khác khỏi cơn giận của bản thân, bằng cách thay thế nó với những cảm xúc ít mang tính đe dọa rõ ràng hơn, như trầm cảm và lo âu. Hệ quả là chúng ta phải mang theo gánh nặng cảm xúc khó chịu này trong người.

We are taught at a young age that anger is corrosive and threatens attachments and relationships. Therefore, we go to great lengths to protect others from our anger, by replacing it with less outwardly threatening emotions, like depression and anxiety. The consequence is that we must bear the burden of these internally distressing emotions.

Khóc là một cách cơ thể giải phóng cảm xúc, có thể là cả tức giận và buồn bã.

Crying is a physical manifestation of releasing emotions, which can include both anger and sadness.

— Sabrina Romanoff, Sydney

Nguồn: Alo Bacsi

 Phê bìnhCriticism

Con người ta cũng có xu hướng hay chê bai người khác khi đang nổi giận. Thay vì giải quyết vấn đề theo hướng xây dựng, họ lại tìm kiếm lỗi lầm ở người khác nhằm trả đũa.

People also tend to become critical when they’re angry. Instead of constructively addressing the problem, they find fault in others in the pursuit of retaliation.

2. Khóc lúc tức giận: Điểm cộng và điểm trừ. Pros and Cons of Crying When You’re Mad

Romanoff đã liệt kê ra một số điểm cộng và điểm trừ của việc khóc khi nổi giận.

Romanoff lists some of the benefits and drawbacks of crying when you’re mad.

Ích lợi khi khóc lúc nóng giận. Benefits of Crying When You’re Mad

Khóc là một dạng hành vi tự làm dịu bản thân; nó buộc bạn phải điều tiết và kiểm soát hơi thở, tập trung hít vào và thở ra, và làm giảm nhịp tim, cho đến khi bạn trở lại trạng thái bình tĩnh.

Crying is a form of self-soothing;2 it forces you to regulate and control your breath, focus on your inhalation and exhalation patterns, and decrease your heart rate, until you return to a calm state.

Khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối; thay vào đó, nó chỉ ra rằng tình huống đang diễn ra quan trọng với bạn và bạn có cảm xúc mạnh mẽ với nó. Để cảm xúc dẫn dắt cũng tốt. Nước mắt giúp bạn hiểu bản thân hơn và tác động của tình huống lên bạn.

Crying is not a sign of weakness; rather it is an indicator that the situation is important to you and you have strong feelings toward it. It is always helpful to use your emotions as a guide. Tears help you understand more about yourself and the impact the situation has on you.

Đôi khi, con người ta rơi nước mắt vì bối rối bất ngờ. Điều này cho thấy ta không nhận thức rõ hay hiểu rõ phản ứng cảm xúc của mình mãnh liệt thế nào. Nước mắt có thể như một chiếc la bàn, hướng bạn đến những “địa hạt” cần đào sâu và xử lý hơn của tâm trí.

Sometimes people experience their tears as coming out of the blue. This can indicate that they have little awareness or insight into the intensity of their emotional reactions. Tears can act as a compass, directing you to areas that require deeper examination and processing.

Bất lợi của việc khóc khi nổi giận. Disadvantages of Crying When You’re Mad

Khóc có thể gây bất lợi khi bạn đang ở trong một tình huống không muốn người khác biết được cảm xúc thật của mình. Có thể là vì bạn tin nó có thể thay đổi góc nhìn của mọi người về bạn.

Crying can be disadvantageous when you are in a situation in which you don’t want others to know how you’re truly feeling. This could be due to how you believe it might change their perception of you.

Ví dụ, bạn cho rằng mọi người nghĩ tiêu cực về bạn, cho rằng bạn là người đang cố tình thu hút chú ý, kết luận rằng bạn không thể kiểm soát được tình huống, hoặc mất đi tôn trọng dành cho bạn.

For instance, you may think that they will perceive you negatively, assume you are being manipulative, conclude that you cannot manage the situation, or lose respect for you.

Những bất lợi này đều liên quan đến hành vi rơi lệ trong bối cảnh có nhiều người khác, vì vậy, bạn nên tách bản thân khỏi hoàn cảnh đó để bản thân có thể bộc lộ cảm xúc ở một không gian an toàn và riêng tư.

These disadvantages pertain to crying in the context of others and should be separated from you being able to express your emotions within a private and safe space.

Bạn nên cố chấp nhận và chào đón những cảm xúc này khi bạn đã thấy an toàn để làm như vậy, vì chúng có thật và nắm giữ chìa khóa thông tin quan trọng thể hiện cách bạn phản ứng với tình huống xung quanh mình.

You should strive to embrace and welcome your emotions when you feel safe to do so, because they are valid and hold the key to important information about how you are reacting to situations around you.

3. Cách xử lý khi rơi nước mắt lúc tức giận. Coping With Tears When You’re Mad

Romanoff chia sẻ một số cách giúp bạn có thể đối phó với những giọt nước mắt và cơn giận một cách lành mạnh hơn.

Romanoff shares some strategies that can help you cope with your tears and your anger in a healthy manner.

Hít thở sâu. Take Deep Breaths

Túc giận xuất hiện do bởi những thay đổi tâm lý và sinh lý của cơ thể, như tăng nhịp tim, huyết áp và adrenaline. Những thay đổi này có thể làm gia tăng phản ứng của bạn và làm suy giảm khả năng đưa ra quyết định hợp lý.

Anger causes psychological and physiological changes in your body, such as increased heart rate, blood pressure, and adrenaline.3 These changes can speed up your reactions and reduce your ability to make rational decisions.

Hít thở sâu là một cách tốt để bình ổn tâm trạng. Ngưng một vài giây và tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn thận trọng hơn trong giao tiếp và phản ứng của bản thân trước hoàn cảnh.

Taking deep breaths is a good way to calm yourself down.4 Pausing for a moment and focusing on your breath allows you to be more deliberate in your communication and your response to the situation.

Nói về cảm xúc của mình. Communicate Your Feelings

Một phần lý do khiến cơn giận vẫn không nguôi bớt là vì có một ranh giới nào đó đã bị xâm phạm và bạn cảm thấy người khác không nhìn nhận hoặc đối xử không đúng với bạn. Tức giận là một phản ứng lớn, và bạn khó mà ngó lơ nó được.

Part of the reason anger is sustained is because a boundary was violated and you felt unseen or mistreated. Anger is a big reaction that is hard to ignore.

Chính vì vậy, bạn cần xử lý và trao đổi thẳng thắng những cảm nhận của bản thân. Không có nghĩa là bạn phải nổi giận đùng đùng, mà thay vào đó, hãy “trút” chúng ra với một người bạn hoặc người thân trong gia đình, hoặc viết ra những nỗi bực dọc của mình.

Therefore, it’s important to process and communicate how you are feeling. This doesn’t mean you should have an angry outburst, but rather vent to a friend or family member, or write out your frustrations in a journal.

Viết ra suy nghĩ giúp bạn nhìn nhận tình huống một cách rõ ràng hơn, hiểu cái gì đã châm ngòi cho cơn giận và rồi phản ứng một cách hiệu quả hơn. Tương tự, có một người bạn hay một người thân trong gia đình mà bạn tin tưởng biết công nhận và cảm thông với những gì bạn đang trải qua cũng giúp bạn bình tâm hơn.

Writing out your thoughts allows you to see the situation more clearly, understand what triggered your anger and then respond more effectively. Similarly, having a friend or family member whose opinion you trust to validate and empathize with your experience can help calm you down.

Giữ bình tĩnh ở nơi công cộng. Maintain Your Composure in Public

Có nhiều khi bạn tức giận nhưng lại không muốn khóc nơi đông người. Ví dụ, như không muốn khóc ở một nhóm nhiều người hay trước mặt những người mà bạn cho rằng không hiểu được hoàn cảnh của bạn.

There may be times when you get mad but don’t want to cry around the people you’re with. For instance, this might include not wanting to cry in front of a big group or in front of people who might not comprehend your situation.

Trong những lúc như thế này, bạn chỉ nên tạm thời đè nén những giọt nước mắt của mình nếu điều đó có thể giúp bảo vệ bạn khỏi những tình huống bất lợi khiến bạn bị kỳ thị hoặc hiểu lầm.

In these situations, you should only temporarily suppress your tears if doing so protects you from adverse situational contexts that might lead to stigmatization or misunderstandings.

Nếu cần, hãy nói với người ở cạnh bạn rằng bạn muốn ngừng lại một chút, đổi đề tài, hoặc không nói về điều này ngay bây giờ nhưng có thể bàn nó vào lúc khác khi bạn có thể xử lý nó ổn hơn. Điều này sẽ giúp trấn an đối phương rằng bạn không né tránh và cũng cho bạn đủ không gian để điều tiết bản thân.

If you need to, tell the person you are with that you would like to pause, change the subject, or not speak about this right now but would like to return at another time when you are more capable of addressing it. This gives the other person reassurance that you’re not being avoidant and also gives you space to regulate yourself.

Bạn cũng có thể thử “chia ngăn” và bỏ vào đó những suy nghĩ khiến bạn muốn khóc. Cam kết với bản thân rằng bạn sẽ trở lại với những cảm xúc này sau và rồi quay lại với công việc cần làm.

You can also try to compartmentalize the thoughts that are triggering your tears. Commit to yourself that you will revisit these emotions later and then return to the task at hand.

Mường tượng hóa cũng khá hữu ích trong những lúc như thế này. Ví dụ, tưởng tượng những suy nghĩ trong bạn như những tấm ảnh hoạt hình và thử nhẹ nhàng đặt để chúng vào các ngăn tủ chứa đồ, bạn có thể ghé thăm nó vào một thời điểm thích hợp hơn.

Visualization can be helpful in these moments. For example, imagine your thoughts being depicted as cartoon photos and visualize placing them safely into a filing cabinet, until a more appropriate moment to revisit them.

Nếu bạn không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân, bạn luôn luôn có thể lựa chọn rời đi. Đôi khi tách mình ra khỏi tình huống sẽ tốt hơn cho bạn, dành thời gian trấn tĩnh bản thân, và tìm hiểu phản ứng kiểu này khi ở thái thái kiểm soát tốt bản thân hơn.

If you are unable to control your emotions, you always have the opportunity to leave. Sometimes it’s better to remove yourself from the situation, take time to compose yourself, and then explain your response when you have more self-control.

Giải phóng cảm xúc. Release Your Emotions

Khi bạn cảm thấy an tâm – hoặc với người bạn tin tưởng, hoặc khi ở một mình – bạn nên chấp nhận rơi nước mắt như một hình thức thanh tẩy. Khóc là một công cụ bẩm sinh giúp điều hòa cảm xúc và không nên bị kiềm lại khi cảm xúc trong bạn cần được điều tiết. Nó là một cơ chế tích hợp nhằm xử lý và kiểm soát những cảm xúc cường độ mạnh.

When you feel safe—either with others you trust, or on your own—you should embrace your tears as a form of catharsis. Crying is an innate tool for emotional regulation, and shouldn’t be resisted in moments when you need to be regulated. It is a built-in mechanism to process and manage intense feelings. 

4. Kết luận. Final words

Khóc là một phản ứng thường gặp khi ta tức giận, vì cơn giận thường bị châm ngòi bởi những tình huống gây tổn thương. Khóc có thể giải phóng cảm xúc và giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của mình hơn.

Crying is a common reaction to anger, since anger is often triggered by situations that hurt you. Crying can provide emotional release and help you understand your feelings better.

Tuy nhiên, khóc ở nơi công cộng hoặc với những người bạn không mấy thoải mái khi ở bên có thể làm bạn xấu hổ và bực bội. Hít thở sâu, đổi chủ đề, và gác lại cảm xúc sang một bên trong một phút và quay trở lại với chúng vào một thời điểm thích hợp hơn có thể là những hướng xử lý khá hữu ích.

However, crying in public or with people you’re not comfortable with can be embarrassing and frustrating. Taking deep breaths, changing the topic, and putting your emotions aside for a minute and revisiting them at a more appropriate time can be helpful.

Tham khảo. Sources

Green JA, Whitney PG, Potegal M. Screaming, yelling, whining and crying: categorical and intensity differences in vocal expressions of anger and sadness in children’s tantrums. Emotion. 2011;11(5):1124-1133. doi:10.1037/a0024173

Sharman LS, Dingle GA, Vingerhoets AJJM, Vanman EJ. Using crying to cope: Physiological responses to stress following tears of sadness. Emotion. 2020;20(7):1279-1291. doi:10.1037/emo0000633

American Psychological Association. Controlling anger. 2005.

Nemours Foundation. Dealing With Anger. Reviewed August 2015.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/why-do-i-cry-when-i-m-mad-5210854

 

Tức giận là một cảm xúc cường độ mạnh, xuất hiện khi một thứ gì đó không vừa ý hay một ai đó làm trái ý bạn. Thường đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng, bực bội và cáu gắt. Tất cả chúng ta đều có lúc tức giận. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường đối với những tình huống khó khăn hoặc gây khó chịu.

Anger is an intense emotion you feel when something has gone wrong or someone has wronged you. It is typically characterized by feelings of stress, frustration, and irritation. Everyone feels anger from time to time. It’s a perfectly normal response to frustrating or difficult situations.

Sự tức giận chỉ trở thành vấn đề khi nó bị thể hiện quá mức và bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống thường nhật cũng như cách bạn tương tác với người khác. Cơn giận có thể giao động từ cảm giác bực bội nhẹ đến một cơn thịnh nộ. Đôi khi cơn giận trở nên vô lý và vượt quá giới hạn cho phép. Những lúc như vậy, bạn sẽ khó mà kiểm soát được cảm xúc và có thể hành xử không như lúc bình thường.

Anger only becomes a problem when it’s excessively displayed and begins to affect your daily functioning and the way you relate with people. Anger can range in intensity, from a slight annoyance to rage. It can sometimes be excessive or irrational. In these cases, it can be hard to keep the emotion in check and could cause you to behave in ways you wouldn’t otherwise behave.

Đặc điểm. Characteristics

Khi chúng ta tức giận, cơ thể sẽ trải qua một số thay đổi sinh học và sinh lý nhất định. Ví dụ:

When we are angry our body goes through certain biological and physiological changes. Examples of biological changes your body might go through include:

– Năng lượng tăng. Increased energy levels

– Tăng huyết áp. Raised blood pressure

– Gia tăng đột ngột các hormone adrenaline và noradrenaline. Spike in hormones like adrenaline and noradrenaline

– Tăng thân nhiệt. Increase in body temperature 

– Căng cơ. Increased muscle tension

Tức giận không giống nhau ở mỗi người và chúng ta đều thể hiện nó theo những cách khác nhau. Một số đặc điểm có thể quan sát được khi bạn tức giận.

Anger doesn’t look the same in everyone and we all express it in different ways. Some outward characteristics you might notice when you are angry include.

– Lên giọng. Raised voices

– Siết nắm đấm. Clenched fists

– Cau mày hoặc quắc mắt. Frowning or scowling

– Cằm siết chặt. A clenched jaw

– Toàn thân run lên. Physically trembling

– Tăng nhịp tim. Rapid heartbeats

– Đổ mồ hôi quá nhiều. Sweating excessively

– Đi nhanh bất thường. Pacing excessively

– Biến chứng. Applications

Nguồn: Brain Wellness Spa

Giận dữ là một cảm xúc hoàn toàn bình thường và lành mạnh của con người. Tuy nhiên, nó có thể gây hại đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần khi bạn để nó vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi bạn giận, cơ thể sẽ xuất hiện một số thay đổi sinh lý và sinh hóa.

Anger is a completely normal and typically healthy emotion. However, it can be detrimental to both your emotional and physical health when you lose control of it. When you are angry your body goes through some physiological and biological changes.

Tim đập nhanh hơn và huyết áp tăng vọt. Cơ thể cũng giải phóng các hormone như adrenaline và noradrenaline. Thường xuyên để cơ thể rơi vào trạng thái này bằng cách liên tục tức giận, sẽ khiến bạn mắc các bệnh lý và biến chứng như:

Your heart rate quickens and your blood pressure spikes. Your body also releases hormones like adrenaline and noradrenaline. Putting your body through these changes often, by repeatedly getting angry, can lead to medical conditions and complications such as:1 

– Cao huyết áp. High blood pressure

– Trầm cảm. Depression

– Lo âu. Anxiety

– Mất ngủ. Insomnia

– Sử dụng ma túy. Substance abuse

– Loét dạ dày. Gastric ulcers

– Bệnh đường ruột. Bowel disease

– Tiểu đường. Diabetes 2

Định hình cơn giận. Identifying Anger

Cơn giận thường không giống nhau ở mỗi người vì mỗi chúng ta đều có cách thể hiện nó khác nhau. Một số người thường hay la hét khi tức giận, trong khi những người khác lại thể hiện cơn giận bằng cách đập phá đồ vật hoặc thậm chí là đánh đập người khác.

Anger doesn’t look the same in everyone as we all express it differently. For some people, screaming might be an outlet for their anger while others might express it by physically hitting an object or even another person.

Nguồn: ExecTech Management Consulting

Tức giận là một phản ứng bình thường của con người, nhưng điều quan trọng là ta phải bộc lộ nó một cách lành mạnh để không khiến người xung quanh lánh xa. Thể hiện cơn tức giận một cách lành mạnh cũng quan trọng cho sức khỏe tinh thần mỗi người.

Anger is a normal human emotion, but it’s important to find healthy ways to express it so as not to alienate people around us. Expressing anger healthily is also important for your mental health.

Nguyên nhân. Causes

Tức giận có thể bị gây ra bởi tác động bên ngoài hoặc bên trong. Một người hoặc một sự kiện có thể khiến bạn tức giận. Bạn bực bội vì ai đó chen ngang lúc xếp hàng. Bạn cũng tức giận khi bị tổn thương cảm xúc, bị đe dọa, bị đau hoặc rơi vào một cuộc đối đầu.

Anger can be caused by either external or internal influences. A person or an event could make you angry. You could be angry because someone cut in line in front of you in line. You might feel angry when you are emotionally hurt, threatened, in pain, or in a confrontation.

Đôi khi chúng ta dùng cơn giận để thay thế những cảm xúc khác mà ta không muốn đương đầu, như đau đớn tinh thần, sợ hãi, cô đơn hay mất mát. Trong những trường hợp này, tức giận trở thành một cảm xúc thứ phát. Tức giận có thể là một phản ứng của chúng ta trước nỗi đau thể xác, một nỗi sợ, hay là một cách bảo vệ bản thân khỏi một mối đe dọa hoặc để phản ứng lại một tình huống gây khó chịu.

Sometimes we use anger to replace other emotions we would rather not deal with, like emotional pain, fear, loneliness, or loss. In these cases, anger becomes a secondary emotion. Anger could be a reaction to physical pain, a response to feelings of fear, to protect yourself from a perceived attack, or in response to a frustrating situation.3

Cơn tức giận thường bị gây ra bởi một yếu tố châm ngòi, có thể vô lý hoặc hợp lý. Một số yếu tố châm ngòi thường gặp:

Anger is often caused by a trigger this could be either rational or irrational. Some common triggers that cause anger include:

– Trải qua nỗi đau mất người thân. Dealing with the loss of a loved one

– Mất việc. Losing a job

– Mới chia tay người yêu/bạn đời. Going through a breakup

– Thất bại trong công việc. Failing at a job or a task

– Mệt mỏi. Being fatigued

– Gặp tai nạn hoặc mắc một căn bệnh gây ra những biến đổi trong cơ thể (ví dụ như mất thị lực hoặc không đi lại được.) Getting in an accident or getting a condition that causes physical changes in your body (for example, losing your sight or your ability to walk)

Tức giận cũng có thể là một triệu chứng hoặc một phản ứng với một bệnh lý nào đó. Nó cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm, lạm dụng chất, rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn lưỡng cực.

Anger could also be a symptom or response to a medical condition. Anger could be a symptom of depression, substance abuse, ADHD, or bipolar disorder.

Dạng thức. Types of Anger

Có 3 dạng tức giận: There are three main types of anger.

– Tức giận bị động – hung hăng: Ở đây, chủ thể sẽ cố đè nén cơn giận để tránh phải đương đầu với nó nhưng về cơ bản lại thể hiện nó ra theo những cách tồi tệ và phá hoại.

Passive-Aggressive Anger: Here, a person tries to repress their anger to avoid dealing with it but typically ends up expressing it in unhealthy and undermining ways.

– Tức giận quyết đoán: Dạng thức này có thể là một lựa chọn tốt để bộc lộ cơn giận. Ở đây, chủ thể sẽ xử lý cơn giận một cách có kiểm soát thông qua sử dụng từ ngữ để bình tĩnh giải thích và hòa giải tình huống. Khi đó, nỗi tức giận được thể hiện ra mà không gây ra sự đe dọa nào.

Assertive Anger: This can be a healthy option for expressing anger. It involves handling anger in a controlled manner by using your words to calmly explain and try to diffuse the situation. Here, anger is expressed in a non-threatening way.

– Tức giận hung hăng thấy rõ: Dạng tức giận này có thể xuất hiện kèm với hành vi hoặc lời nói mang tính hung hăng/gây hấn như la hét hoặc đập phá đồ đạc. Mục đích của dạng tức giận này thường là để làm tổn thương tinh thần hoặc thể chất đối tượng mà cơn giận nhắm đến,

Openly Aggressive Anger: This type of anger might be accompanied by physical or verbal aggression such as screaming or hitting things. The aim of this type of anger is typically to hurt the person the anger is directed at emotionally or physically.

Tức giận có thể cũng được thể hiện theo một trong hai cách: bằng lời và không lời.

Anger can also be expressed in either one of two ways: verbally or nonverbally.

Nguồn: GEN – Medium

– Bằng lời nói: Khi một người thể hiện cơn giận bằng lời nói, bạn sẽ thường thấy họ lên giọng. Họ nói lời sỉ nhục hoặc những điều gây tổn thương một ai đó nếu cơn giận đang hướng về người này.

Verbally: When a person expresses their anger verbally, you are likely to see them raise their voices. They might become insulting and say hurtful things if their anger is directed at another person.

– Không lời: Bạn sẽ để ý thấy một số thay đổi sinh lý nhẹ ở người đang tức giận nhưng không nói ra. Họ có thể sẽ cau mày, siết hàm và tay cuộn thành nắm đấm. Họ cũng sẽ bất ngờ đá văng vật thể hay người nào đó, đôi khi gây tổn hại thể chất lên các đối tượng này và trong một số trường hợp thậm chí còn tự tổn thương chính mình.

Nonverbally: You’ll notice some slight physical changes in a person who expresses their anger nonverbally. They might frown or scowl and clench their jaws and fist. They might also lash out at another person or object, sometimes causing physical damage to the person or object and in some cases even hurting themselves.

Hai cách mà con người ta thể hiện cơn tức giận không loại trừ cho nhau và cũng có người thể hiện cơn giận bằng cả hai cách cùng lúc.

The two ways people express their anger are not mutually exclusive and it’s possible to see a person expressing anger in both ways.

Điều trị. Treatment

Tức giận là một cảm xúc bình thường ở tất cả mọi người, và hầu hết chúng ta đều có thể tìm ra cách thể hiện nó một cách lành mạnh. Tuy nhiên, một số khác sẽ cần đến điều trị. Cách điều trị hiệu quả nhất là thông qua trị liệu.

Anger is a normal emotion we all feel, and for most people, they can find ways to express it in a healthy way. However, some people need treatment. The most common way to treat excessive anger is with therapy.

Trị liệu. Therapy

Đối với hầu hết chúng ta, rất dễ để nhận ra những yếu tố châm ngòi và những cảm xúc đằng sau cơn giận. Nhưng một số người khác lại xuất hiện cơn giận bất thình lình và nghiêm trọng mà bản thân họ không thể kiềm chế hay xác định được yếu tố nào châm ngòi gây ra nó.

For most people, it’s easy to identify the triggers and emotions behind their anger. But some people experience anger suddenly and intensely without being able to curb it or identify the triggers behind it.

Nếu bạn thường xuyên bộc phát tức giận, gây tổn hại lên cả thể chất và tinh thần của bạn hoặc những người xung quanh thì bạn có lẽ cần sự giúp đỡ của chuyên gia để đối phó với dạng tức giận này.

If you are experiencing frequent and intense bursts of anger that are causing physical and emotional damage to you or the people around you then you might need professional help with dealing with your anger.

Liệu pháp kiểm soát cơn tức giận được sử dụng nhằm giúp bạn học cách ứng phó lành mạnh với cảm xúc này.

Anger management therapy is used to help you learn healthy ways to cope with the emotion.

Đối phó. Coping

Tìm cách đối phó với nỗi sợ là điều rất quan trọng. Khi ta cho phép nỗi sợ kiểm soát đời sống mình thì nó có thể ảnh hưởng lên tất cả mọi thứ ta làm. Nó có thể phá hỏng các mối quan hệ của chúng ta với những người thân yêu và gây nhiều vấn đề trong công việc. Nếu bạn thấy khó kiểm soát nỗi tức giận của bản thân trong một số tình huống nhất định thì dưới đây là một số cơ chế  gợi ý giúp bạn đối phó với nó.

Finding ways to cope with anger is very important. When we allow anger to take control of our lives, it can affect everything we do. It can damage relationships with our loved ones and cause problems in our workplace. If you’ve been finding it difficult to keep your anger in check in certain situations, here are a couple of coping mechanisms that can help.

– Xác định nguyên nhân: Bước đầu tiên để đối phó với cơn giận là xác định gốc rễ của cơn giận. Nó có thể là một cảm xúc khác – một nỗi sợ hay nỗi cô đơn chẳng hạn. Nó có thể là một cuộc cãi vã giữa bạn và ai đó hay một suy nghĩ khó chịu xuất hiện trong đầu.

Identify the Cause: The first step to coping with anger is identifying the root cause of your anger. It could be another emotion—maybe one of fear or loneliness. It could be an altercation you had or an unpleasant thought that came to mind.

– Thiền: Thiền định rất có lợi trong việc giúp kiểm soát cảm xúc con người. Bạn có thể bắt đầu bằng các kỹ thuật thiền đơn giản như hít thở sâu. Khi gặp phải một tình huống khiến bản thân tức giận, hãy ngưng lại một giây trước khi phản ứng. Bạn có thể hít thở một vài lần để bản thân bình tĩnh hoặc cố đếm số cho đến khi bạn cảm thấy mình bình tĩnh hơn.

Meditate: Meditation is very beneficial in helping to control human emotions. You can start with simple meditation techniques like deep breathing exercises. When faced with a situation that makes you angry, take a second before reacting. You can take several deep breaths to calm yourself or try to count until you feel yourself become calmer.

Nguồn: New Harbinger Publications

– Vận động: Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất– mà nó còn có lợi cho sức khỏe tinh thần. Nó cũng là cách giúp bạn hướng những cảm xúc cực đoan như tức giận ra ngoài theo một cách hữu ích và lành mạnh. Chạy bộ hay bơi lội khi tức giận cũng giúp giải tỏa cảm xúc này.

Work Out: Exercising isn’t just great for your physical health—it’s also beneficial for your mental health. It’s also a way to channel out emotions like anger in a useful and productive way. Going for a quick run or swim when you are angry could help defuse the emotion.

– “Xả giận”: Đừng chất chứa nỗi bực trong lòng. Thể hiện cơn giận khi nó xuất hiện trong bạn là cách tốt nhất để vượt qua nó. Chất chồng cảm xúc này trong người khả năng cao sẽ khiến nó bộc phát bất ngờ và nghiêm trọng khi bạn ít nghĩ nó xảy ra nhất.

Let It Out: Don’t bottle your anger up. Expressing your anger when you feel it is the healthiest way to get through it. Bottling up the emotion is most likely to cause a sudden and intense outburst when you least expect it.

– Tránh những yếu tố châm ngòi: Nếu bạn dễ nổi đóa thì bạn nên tìm cách xác định và tránh những yếu tố châm ngòi. Nếu bạn thường bị kích động khi nói chuyện với một ai đó hay về một chủ đề nhất định nào đó, hãy tránh những người hay những chủ đề này cho đến khi bạn học được cách kiểm soát tốt hơn cơn giận của mình.

Avoid Triggers: If you are quick to become angry, it’s useful to try to identify and avoid your triggers. If you are often triggered when having a conversation with a particular person or about a particular topic, avoid them or that topic until you’ve learned how to have better control over your anger.

Nguồn: Chicago Magazine

Kết luận. Bottom lines

Học cách đối phó với cơn giận là một kỹ năng bạn phải trang bị. Bạn cũng cần thời gian để học, vậy nên đừng quá khắt khe với bản thân khi mình lâu lâu lại “ngựa quen đường cũ” mà bộc phát cơn giận.

Learning to cope with your anger is a skill you can learn. It can also take some time to learn it, so don’t beat yourself up when you find yourself slipping into old habits when you are angry. Go through coping mechanisms that have worked for you and try them again.

Bạn cũng cần nhớ rằng khi được thể hiện ra một cách hợp lý, tức giận là một cảm xúc lành mạnh. Nó cũng có thể có lợi trong những tình huống nguy hiểm, khi cảm xúc này kích hoạt phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Trong một số trường hợp, nó còn có ích giúp chúng ta thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

It’s important to remember that when expressed properly, anger is a healthy emotion. It can also be beneficial in dangerous situations, as the emotion triggers our fight or flight response. In some cases, this can be helpful in getting us out of a dangerous situation.

Tham khảo. Sources

 American Psychological Association. How to recognise and deal with anger. 2012

Staicu M, Cuţov M. Anger and health risk behaviors. J Med Life. 2010;3(4):372-375.

Williams R. Anger as a basic emotion and its role in personality building and pathological growth: the neuroscientific, developmental and clinical perspectives. Front Psychol. 2017;8.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-anger-5120208

 

Nhận thức tầm quan trọng của 3 điều này từ sớm giống như mở ra một lối tắt để đi nhanh hơn, đúng hướng hơn. Đó chính là lý do mà nhiều cha mẹ Việt cũng đang học theo cách người Do Thái dạy con.

Nhiều người cho rằng, cơ hội sẽ đến cho những người biết chờ đợi nhưng người Do Thái không muốn như vậy. Chờ đợi khiến họ rơi vào thế bị động, mất đi khả năng kiểm soát vấn đề, không thể biết được khi nào cơ hội thật sự mới tới.

Nếu như đó là 10 năm, 20 năm mà không thấy một cơ hội nào xuất hiện, sự chờ đợi chỉ khiến cho mọi người trở nên vội vàng, hấp tấp hơn. Do đó, “ngồi chờ sung rụng” là một thói quen mà họ không bao giờ muốn con cháu mình gặp phải.

Thay vào đó, người Do Thái luôn dạy thế hệ sau phải chủ động sáng tạo cơ hội cho bản thân mình. Muốn làm được điều này, không thể bỏ qua 3 nhân tố: Tư duy Mối quan hệ Tài chính. Nếu tận dụng tốt, chúng sẽ trở thành “đường tắt” để bạn tiếp cận thành công dễ dàng hơn.

  1. Nắm bắt tư duy

Có một câu chuyện kể rằng: Người đàn ông nọ cùng đi mua sắm với người bạn Do Thái của mình tại một trung tâm thương mại. Tới cửa hàng túi da nọ, người đàn ông để mắt tới một chiếc túi hàng hiệu có giá đắt đỏ.

“Tôi đeo cái túi này có hợp không?” – Người đàn ông hỏi bạn mình.

Người bạn Do Thái hỏi ngược lại: “Cậu thực sự cần chiếc túi đắt như này à? Hay là nhãn hiệu này trả tiền quảng cáo cho cậu vậy?”

Người đàn ông cảm thấy kì quái, liền nói: “Tôi muốn mua vì thấy nó đẹp, chứ có được ai trả tiền đâu”.

Người Do Thái đáp rằng: “Nếu như vậy thì tôi khuyên cậu không nên mua. Nếu đeo cái túi này đi khắp nơi, cậu đang quảng cáo cho nhãn hiệu mà không nhận được bất cứ lợi ích gì.”

Nghe vậy, người đàn ông thực sự từ bỏ ý định mua món hàng đắt đỏ vì cảm thấy mình chịu thiệt.

Có thể thấy, người Do Thái sẽ không tiêu tiền vào những thứ đồ không thật sự cần thiết. Quan trọng hơn cả, họ còn rất giỏi trong việc nắm bắt tư duy và tâm lý của đám đông. Như vậy, dù làm việc trong lĩnh vực nào, họ đều có thể để lại ảnh hưởng của bản thân cho những người xung quanh.

Kỹ năng này càng phát huy sức mạnh khi người Do Thái trở thành thương nhân. Trong lúc mọi người đang nghĩ làm sao để bán được 10 đơn hàng thu 100 đô, họ đã nghĩ tới cách để bán 1 đơn hàng thu 1000 đô rồi.

Nguồn: Twitter

  1. Mở rộng các mối quan hệ là một nghệ thuật

Rất nhiều người học lực không cao, năng lực cũng bình thường, chẳng có hậu thuẫn hay chống lưng, nhưng lại liên tục thuận lợi trên con đường phát triển. Bí quyết của họ nằm ở trí tuệ cảm xúc và có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Nhiều người chỉ biết đi tâng bốc, nịnh nọt hoặc chiều theo ý của những người xung quanh vì không muốn làm mất lòng. Họ mong rằng, sự nhún nhường có thể giúp bản thân xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Tuy nhiên, nhận thức này hoàn toàn sai lầm.

Các mối quan hệ chỉ có thể kết nối một cách bền chặt khi hai người trở thành bạn chung chí hướng, sẵn sàng cùng nhau phát triển. Có rất nhiều chuyện ta không thể tự làm một mình, cần có người đồng hành để thêm vững bước. Có những chuyện có thể tự làm một mình, nhưng nếu có người san sẻ, gánh nặng trên vai sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đó là ý nghĩa thực sự của việc mở rộng vòng tròn quan hệ, chứ không chỉ là nịnh nọt và tâng bốc nhau để tìm kiếm lợi ích ở nhau.

Nguồn: Twitter

  1. Ý thức đúng về tài chính

Quan niệm về tiền bạc của người Do Thái rất khác biệt. Họ sẽ không sống chết lao đầu vào tiền lương trong quá trình làm thuê cho người khác mà luôn tìm kiếm những con đường khác nhau để gia tăng thu nhập.

Bởi họ biết tiền lương có tăng cũng chỉ tăng trong giới hạn nhất định. Giả sử, tiền lương 1 tháng của ta là 5 triệu, sau 1 năm có thể sẽ được tăng lên thành 6 triệu. Thế nhưng, liệu mức tăng lương có đuổi kịp giá nhà đất không? Câu trả lời là không, đó là thực tế.

Người Do Thái hiểu rằng, chỉ có năng lực của bản thân mới tăng trưởng vô hạn. Vì thế, họ thường tìm cách kiếm tiền nhanh nhất bằng việc phát triển kỹ năng.

Đồng thời, họ cũng được xây dựng ý thức về tiền bạc từ rất sớm. Điều này giúp họ có thêm nhiều thời gian để rèn giữa cách quản lý chi tiêu và tìm cách kiếm tiền.

Trong khi những người khác chỉ bắt đầu ý thức khi dần trưởng thành thì người Do Thái đã trải qua cả quá trình thử nghiệm, dần tìm ra hướng phát triển đúng đắn. Điều này giúp họ tiếp cận thành công dễ dàng hơn bất cứ ai.

Nhận thức được tầm quan trọng của thời gian, nhiều bậc phụ huynh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng bắt đầu chú trọng việc nâng cao hiểu biết về tài chính cho con cái từ khá sớm.

Như vậy, trẻ cũng có thể tích lũy các kỹ năng cần thiết, khám phá năng khiếu của bản thân, tìm cách phát triển chính mình… Những điều này đều sẽ trở thành bước đệm quan trọng, trợ lực để trẻ tìm đường tới thành công dễ hơn.

*Theo Toutitao

Nguồn: Phương Thúy_Theo Trí thức trẻ